Xem Nhiều 5/2023 #️ Đặc Sản Xứ Nghệ: Bắp Bò Kho Mật Mía # Top 7 Trend | X-bikeman.com

Xem Nhiều 5/2023 # Đặc Sản Xứ Nghệ: Bắp Bò Kho Mật Mía # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đặc Sản Xứ Nghệ: Bắp Bò Kho Mật Mía mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đặt nồi thịt bò đã ướp lên bếp, đậy vung đun với lửa to đến khi nồi thịt sôi khoảng 10 phút thì bạn tắt bếp, để thịt nguội. Tiếp tục đun lần 2, trong quá trình đun bạn nhớ đậy vung, thỉnh thoảng lật miếng thịt cho ngấm và đều màu.

1. Nguyên liệu:

1kg bắp bò (chọn loại lõi rùa hay còn gọi là bắp hoa)

100g gừng

5 củ sả

1 miếng quế

1 bát mắm ngon

1 bát mật mía

½ thìa ớt bột.

2. Cách làm: – Bắp bò rửa sạch, để ráo nước. – Sả đập dập, cắt khúc khoảng 5cm. – Quế bẻ vụn. Gừng giã dập. Ở công đoạn này bạn nên dùng cối đá hoặc cối bằng gốm, tránh dùng cối gỗ sẽ làm mất nước cốt của gừng khiến món ăn giảm giá trị. – Trộn đều quế, gừng, sả, ớt bột. – Thêm mắm, mật mía vào trộn đều. – Ướp thịt bò cùng hỗn hợp vừa trộn trong vòng tối thiểu 1 tiếng.

– Đặt nồi thịt bò đã ướp lên bếp, đậy vung đun với lửa to đến khi nồi thịt sôi khoảng 10 phút thì bạn tắt bếp, để thịt nguội. – Tiếp tục đun lần 2, trong quá trình đun bạn nhớ đậy vung, thỉnh thoảng lật miếng thịt cho ngấm và đều màu. – Đun đến khi cạn nước là được. – Khi ăn bạn thái lát mỏng, dùng kèm cơm nóng hoặc chấm tương ớt làm món nhậu với bia cũng rất hợp. – Đây là một trong những món ăn nổi tiếng của người dân xứ Nghệ.

– Bắp bò rửa sạch, để ráo nước.- Sả đập dập, cắt khúc khoảng 5cm.- Quế bẻ vụn. Gừng giã dập. Ở công đoạn này bạn nên dùng cối đá hoặc cối bằng gốm, tránh dùng cối gỗ sẽ làm mất nước cốt của gừng khiến món ăn giảm giá trị.- Trộn đều quế, gừng, sả, ớt bột.- Thêm mắm, mật mía vào trộn đều.- Ướp thịt bò cùng hỗn hợp vừa trộn trong vòng tối thiểu 1 tiếng.- Đặt nồi thịt bò đã ướp lên bếp, đậy vung đun với lửa to đến khi nồi thịt sôi khoảng 10 phút thì bạn tắt bếp, để thịt nguội.- Tiếp tục đun lần 2, trong quá trình đun bạn nhớ đậy vung, thỉnh thoảng lật miếng thịt cho ngấm và đều màu.- Đun đến khi cạn nước là được.- Khi ăn bạn thái lát mỏng, dùng kèm cơm nóng hoặc chấm tương ớt làm món nhậu với bia cũng rất hợp.- Đây là một trong những món ăn nổi tiếng của người dân xứ Nghệ.

Cách Làm Bắp Bò Kho Mật Mía Xứ Nghệ – Bí Kíp Với Lá Trà Xanh

Đây là một món ngon truyền thống ngày Tết của miền Trung xứ Nghệ, là quê bên nội mình. Có rất nhiều món ngon làm từ bắp bò như bắp bò ngâm mắm, bắp bò ngâm dấm ớt, bắp bò luộc ngũ vị, bắp bò kho mắm, nhưng với mình, cầu kì nhất hạng, thơm ngon và đặc biệt nhất hạng là món bắp bò kho mật mía này. Món này có quá nhiều gia vị, cái nào cũng thơm ngon ,cũng quan trọng, nhưng tại sao lại là bắp bò kho mật mía chứ không phải kho mắm, hay kho trà xanh (dù lá trà phải dùng rất nhiều)? Ấy là vì xứ Nghệ đất mía, mật mía thơm ngọt vô cùng, là thứ nguyên liệu vừa là gia vị, vừa là chất bảo quản tự nhiên giúp món ngon này có thể ăn hết cả mùa tết không ôi hỏng. Mùi vị mật mía trong món bắp bò kho này là nổi bật nhất, là một món thịt có bị ngọt đậm đà, cay xé lưỡi rồi đến tầng lớp mùi thơm của gia vị từ rừng. Món này mỗi nhà một cách làm, đơn giản nhất không thể thiếu mà mật mía và mắm ngon, kế đến là ớt gừng. Tất thảy gia vị còn lại như sả, tiêu, hồi, quế, thảo qả đinh hương, là gia vị bí truyền từng gia đình. Đặc biệt là lá trà xanh, không phai ai cũng biết dùng trong món này, lại càng không biết phải dùng ra sao, vào lúc nào.

Mọi người thường nhầm rằng lá trà sẽ được kho cùng mật và thịt bò. Nhưng không phải, kho vậy không có nhiều tác dụng, vì sau khi ủ ngập mật, lá trà không còn tác dụng khử mùi nữa, lại càng không phát tác những tác dụng tuyệt vời với món này. Đầu tiên, lá trà phải được vò và hãm lấy nước chát, càng đặc càng tốt. Sau đó để nguội ngâm thịt, nước cốt trà này giúp tẩy bỏ hết nhớt, hoi, gây tanh của bắp bò, lại giúp cho gân thịt se chắc lại, khi kho xong có thể thịt sẽ cứng như khúc gỗ, bạn có thể thái ra những lát mỏng tang mà thấm đẫm từng loại mùi vị mà không mất đi vị ngọt của thịt bò. Ngoài ra, bởi món bắp bò này kho chính là với mật, mật mía ngọt rất đậm đà, mùi mía vẫn giữ nguyên, vì vậy, khi ngâm trong nước trà từ 1-2 tiếng, vị trà ngấm trước, tạo nên vị chát nhẹ trong thịt, vị ngọt hậu trong thịt, giúp cho thịt bò không quá ngọt cái ngọt chót lưỡi đầu môi của mật, tọa nên cái ngọt hậu trên lưỡi, trong họng cùng vị ngọt thịt khi ăn. Đây là bí kíp mình tìm hiểu và sáng tạo nên dựa trên pho kinh nghiệm của bà nội mình, từ câu chuyện kể của ba mình về các món kho mật quê mình. Có khi ba còn chẳng nhớ nổi đã kể về những gánh cá nục kho mật mía mà ngày nhỏ bà mang từ quê ra Hà Nội cho ba nữa đó : )) Tuy ba mình sinh ở Hà Nội, nhưng từ thời ông bà nội mình là người Nghệ An, nhà địa chủ còn có trâu kéo mật, có “cây kẹo” làm kẹo dồi, kẹo lạc mà chắc giờ không còn mấy ai biết đến, nhưng câu chuyện kể mà mình luôn mong ước từ bé là được về quê để xem cây kẹo, xem nấu mật, muống được sống ở quê, làm trẻ con thôn quê. Nguyên liệu: – 1kg bắp bò (chọn loại bắp hoa chắc thịt, tầm 2-3 bắp/1kg) – 1 nắm lá trà xanh to (đun lấy một nồi nước trà xanh thật đặc) – Ớt khô dạng bột + dạng vẩy: 2-3 thìa con tùy khẩu vị ăn cay – Gừng + tỏi + hành khô + sả + ớt tươi: mỗi thứ khoảng 2 thìa canh – Quế: 1 mẩu nhỏ + hồi 3 tai + thảo quả 1 quả + đinh hương 10 nụ + 2 chùm tiêu xanh tươi – 2 bát con mật mía – 1 bát con nước mắm ngon Cách làm: 1. Lá trà vò nhẹ, đun lấy một nồi nước thật đặc, khoảng 1-1.5 lít nước trà để nguội. Ngâm thịt bò vào nước trà này trong 1 tiếng.

2. Vớt thịt ra lau khô. Đeo bao tay xát ớt bột 2 loại vào, để ngấm. 3. Trong lúc đó giã hoặc xay nhuyễn hỗn hợp gừng + tỏi + hành khô + sả + ớt tươi.

4. Rang hồi, thảo quả, đinh hương cho vừa thơm. Để nguội rồi bọc kín, dùng chày đập dập.

5. Trong một tô lớn, hòa chung mật mía và nước mắm. Tùy độ mặn của mắm và độ ngọt của mật có thể thêm bớt sao cho được hỗn hợp mặn ngọt khá đậm, hơi gắt thì thịt mới ngấm sâu và ngon. Trộn hỗn hợp ở bước 3 vào. Cho thịt vào, dùng găng tay bóp nhẹ nhàng để hỗn hợp ngấm đều. Bọc kín ủ trong ngăn mát tủ lạnh một ngày là ngon nhất, không thì từ 6-12 tiếng cũng ok. Ủ lâu thì thịt mới thấm ngon.

6. Đổ toàn bộ thịt và nước ủ vào nồi, rắc quế bẻ vụn, hồi, thảo quả, đinh hương, tiêu tươi. Trộn đều. Đun lửa to cho đến khi sôi thì tắt bếp. Để nguội rồi mới lại bật lại bếp, rút lửa nhỏ nhất, kho đến khi mật dẻo quánh, bám đều quanh khúc thịt. Trong quá trình kho chú ý lật thịt đều cho mật mắm bám đều quanh. Lưu ý luôn đun to lửa ngay khi bắc bếp thì thịt mới co rút nhanh, gân co lại khúc thịt sẽ chắc, khong bị rút nước ngọt ra ngoài, thịt sẽ hồng hào đẹp mắt kể cả khi đã rấ chín. Sau đó phải đun lần 2, thường gọi là “đun 2 lửa” rút lửa nhỏ nhất để mật mắm ngấm sâu, mùi vị mới thơm ngon.

7. Khi mắm mật sệt cạn lại thì tắt bếp để thật nguội. Bỏ tủ lạnh cho chắc thêm rồi khi ăn mới thái lát thật mỏng chấm cùng nước kho còn lại pha mắm. Làm món nhậu rất ngon.

8. Cách ăn cầu kì ngày Tết: Thịt bắp bò kho mật mía thái thật mỏng, cuốn với lá mơ, chuối chái, khế chua thái sợi, chấm tương Nam Đàn hoặc mắm nêm đâm ớt ngon không bút nào tả xiết, hội tụ đầy đủ ngọt, mặn, chua, cay, bùi, đắng, chat và thơm nồng nàn mùi gia vị từ rừng, là tinh hoa của ẩm thực xứ nghệ.

Copy & Recipe: Phan Anh Esheep

Photo: Nguyễn Minh Tuấn

Cách Làm Món Bò Kho Mật Mía

Vị giòn ngọt của thịt bò cùng với vị thơm của xả, vị cay của gừng, ớt, quế hòa quyện với vị đậm đà, thơm dịu của mật mía làm cho món ăn hết sức bình thường trở nên đặc biệt đến lạ. Món bò kho mật mía này có thể để gia đình lâu lâu đổi món hoặc khi nhà có khách đều rất hấp dẫn.

– 1kg bắp bò (chọn loại lõi rùa hay còn gọi là bắp hoa)

– 100g gừng

– 1 miếng quế

– 1 bát mắm ngon

– 1 bát mật mía

– ½ thìa ớt bột.

– Bắp bò mua về rửa sạch với nước và muối rồi để ra 1 cái nồi.

– Xả rửa sạch, đập dập và cắt khúc cỡ 5cm.

– Quế bẻ vụn. Gừng giã dập. Ở công đoạn này bạn nên dùng cối đá hoặc cối bằng gốm, tránh dùng cối gỗ sẽ làm mất nước cốt của gừng khiến món ăn giảm giá trị.

Bước 3: Đặt nồi thịt bò đã ướp lên bếp, đậy vung đun kín đun với lửa to đến khi nồi thịt sôi khoảng 10 phút thì bạn tắt bếp, để thịt nguội.

Bước 4: Tiếp tục đun lần thứ 2, khi đun nhớ đậy vung nhưng lâu lâu có lật thịt cho thịt được ngấm đều. Cứ đun đến khi cạn nước là được.

Vậy là xong món bò kho mật mía thơm lừng, hấp dẫn. Khi ăn bạn thái lát mỏng, dùng kèm cơm nóng hoặc chấm tương ớt làm món nhậu nhấm nháp thêm 1 chút bia cũng rất hợp.

Tham khảo về các dòng máy ép nước mía giá rẻ – chất lượng tại Viễn Đông bạn đọc không nên bỏ qua

Để chọn được một chiếc máy ép nước mía đúng giá, chất lượng đảm bảo không phải là điều dễ dàng. Đặc biệt trước dung lượng thị trường có hàng chục máy khác nhau, mỗi máy lại ở một mức giá, nếu không có sự am hiểu nhất định trong ngành thì khó mà có thể chọn được.

Máy ép nước mía siêu sạch F1 – 200/ F1 – 400 là một trong những dòng máy rẻ nhất trên thị trường hiện nay. Đây là sự lựa chọn tốt nhất đối với với những quán kinh doanh có nguồn vốn hạn hẹp, muốn mau chóng thu hồi được vốn.

Bạn đọc có thể điểm qua một số đặc điểm nổi bật của loại máy ép nước mía giá rẻ này như sau:

Máy được làm toàn bộ từ chất liệu inox, hạn chế tối đa gỉ sét, bền đẹp, hợp vệ sinh

Sử dụng đơn giản chỉ với một công tắc điều khiển duy nhất

Động cơ nhật bãi cũ giúp giảm giá máy nhưng chất lượng vẫn cân xứng với số tiền bạn bỏ ra

Xe ép nước mía siêu sạch X1/400

Cũng tương tự như máy ép nước mía F1 – 200/ F1 – 400, chiếc máy này cũng được chế tạo từ động cơ cũ, nhưng máy vẫn được đánh giá hoạt động ổn định, ít xảy ra những hỏng hóc. Máy có những tiện ích mà bất kỳ một chủ quán nước giải khát nào cũng không nên bỏ qua như:

Ép kiệt nước mía 100%, chỉ ép duy nhất một lần

Máy được làm hoàn toàn từ inox, có độ bền cao

Thiết kế an toàn, dễ sử dụng

Ở dưới các chân của xe có bánh lăn rất tiện lợi trong quá trình di chuyển

Vậy còn chờ gì nữa mà bạn không nhanh tay đặt hàng cho mình một chiếc máy ép nước mía vừa rẻ vừa chất lượng tại Viễn Đông nhỉ? Nếu có ý định mua máy ép nước mía bạn vui lòng liên hệ theo số Hotline của công ty để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết hơn.

Cơm Hến, Món Cơm Ngon Đặc Sản Xứ Huế

Cơm hến ngon nhất chỉ có ở Huế, vì Huế là nơi khởi nguồn của món ăn này. Nếu một ai đã từng đến Huế mà chưa kịp được nếm thử món cơm này thì đã thiếu mất một phần của Huế, nhưng nếu đã ăn rồi thì sẽ mãi không quên được.

Ẩm thực Huế được du khách biết đến bởi sự tinh tế, khéo léo trong cách chế biến, trình bày món ăn. Từ những món ăn cao cấp phục vụ nơi sang trọng như nhà hàng, khách sạn cho đến các món ăn bình dân đều sử dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Thêm vào đó, cách sử dụng gia vị hài hòa đã tạo cho món ăn của Huế có hương vị riêng.

Cơm hến từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống, mà cũng rất dân dã của người Huế. Đặc biệt cơm hến xuất phát từ tầng lớp bình dân, sau đó được tiến vua, rồi lại được trở về với nơi nó đã được tạo nên.

Là một món ăn đặc sản của ẩm thực Huế, món ăn gồm nước canh hến chan cơm nguội, thêm chút rau cùng gia vị. Được bày lên là cơm nguội trộn với hến xào. Khi sơ chế hến được ngâm nước gạo một thời gian để thải hết bùn đất, rửa sạch, đem luộc cho đến khi mở vỏ. Lấy nước luộc sau khi đã để lắng, đổ hến ra sàng để lấy thịt hến. Thịt hến và nước hến là hai vị chính của cơm hến, ngoài ra thì cũng không thể thiếu các loại gia vị đi kèm.

Ngoài ra còn các thành phần như: khế chua, rau thơm, dọc mùng, bắp chuối thái chỉ, nước mắm, hạt tiêu, hành phi, muối vừng, tóp mỡ, da lợn phơi khô chiên phồng, mắm ruốc sống, đậu lạc rang vàng nguyên hạt, dầu bột ớt.

Các nguyên liệu đều được để nguội, chỉ có nước hến thì được giữ cho thật nóng. Bát cơm hến được trộn từ tất cả các thành ở trên rồi chan nước hến. Cơm hến thường được ăn với ớt thật cay mới đúng vị, ngược lại với bún hến thì có lẽ sẽ ngon hơn nếu ăn khô không chan nước hến.

Từ món ăn ban đầu là cơm hến đã có thêm nhiều biến thể khác là bún hến, mì hến… Những biến thể này hầu như chỉ thay đổi nguyên liệu chính là cơm thành mì hoặc bún. Nguyên liệu chính có thể thay đổi nhưng các gia vị và cách chế biến không hề thay đổi.

Trải qua nhiều thời kỳ, xã hội, lịch sử thay đổi nhưng cơm hến vẫn đóng góp vị trí quan trọng trong kho tàng ẩm thực Huế. Những người bán cơm hến kể rằng: Để làm ra món cơm hến ngon thì phải dùng cơm nguội để qua đêm, như vậy mới giữ được cái giòn của rau, hương thơm của các gia vị. Kể cũng lạ, người Việt Nam ta thường ăn cơm nóng, có cơm hến Huế, cơm nắm Miền Bắc ăn nguội mới ngon.

Dường như trong quan niệm của người Huế, trên đời chẳng có gì đáng bỏ đi nên người Huế chắt chiu đến từng hạt cơm sót lại?

Ngày nay, người Huế cũng mang món cơm truyền thống này đến khắp mọi nơi đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn… Nhưng có điều lạ là ai đã ăn cơm hến ở Huế thường nói rằng: Cơm hến ăn ở Huế mới đúng thật là cơm hến! Ngon, đậm đà đúng chất bởi vì hến để làm nên món cơm này được vớt lên từ Cồn Hến, rau, nguyên liệu trồng từ vườn quê thôn Vĩ Dạ.

Người Huế đi đâu xa lâu ngày thì ngày đầu tiên trở về nhất định phải thưởng thức những món ăn Huế trong đó có món cơm hến. Còn những người dân sống ở Huế thì lại có thói quen ăn món cơm hến hàng ngày. Cơm hến dùng cả bữa sáng – trưa – tối.

Khi đến Huế có thể dễ dàng tìm thấy món ăn này ở bất cứ đâu, nhưng cơm hến ngon nhất ở các quán ven đường Hàn Mạc Tử. Hoặc đến cồn Hến chọn những quán bình dân, vừa rẻ, vừa ngon, chất lượng đảm bảo, có thể thưởng thức các món ngon khác từ hến.

Bạn đang xem bài viết Đặc Sản Xứ Nghệ: Bắp Bò Kho Mật Mía trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!