Xem Nhiều 5/2023 #️ Cua Đá Suối – Món Ngon Mang Hương Vị Núi Rừng Phú Yên # Top 5 Trend | X-bikeman.com

Xem Nhiều 5/2023 # Cua Đá Suối – Món Ngon Mang Hương Vị Núi Rừng Phú Yên # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cua Đá Suối – Món Ngon Mang Hương Vị Núi Rừng Phú Yên mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cua đá rang muối, cua đá hấp sả, cua đá nấu bún riêu, cháo… món nào cũng đặng, nhưng tuyệt sắc phải là muối cua đá và canh săn rừng.

Khác với các loại cua sống ở biển, ở đầm và ở đồng ruộng, con cua đá thường sống trong các hốc đá trên suối ở miền núi.

Thịt cua đá thơm, chắc; chế biến được nhiều món ngon lạ, nhất là “phối” nó với gia vị của rừng.

Trong những tháng này, chúng tôi thường rủ rê nhau lên vùng rừng núi thôn Xuân Trung (xã An Xuân, Tuy An, Phú Yên) thăm thú; giăng cá, tắm suối, ăn rau rừng… Và đáng nhớ nhất là bắt cua đá. Theo dân bản địa thì hiện cua đá có nhiều nhất ở vùng này.

Cua đá mang sắc đỏ nâu, sống trong hốc đá dưới những con suối lớn, nhỏ; trong vườn chuối, nương rẫy… Chúng ăn côn trùng, lá rừng và sinh sản nhiều. Cua đá thường bằng nắm tay, con lớn có khi bằng cái chén với hai càng to khoẻ.

Để bắt cua đá không khó tí nào. Thường sau nhiều ngày nắng, trời làm giông rồi đổ mưa, khi đó cua đá từ trong hang hốc bò ra uống nước dầm mưa. Nếu trời không mưa thì dùng cơm nguội trộn với đậu phộng giã nhỏ, đem rải theo các hũng nước. Nước suối chảy, trôi mồi vào các hang đá, chỉ khoảng mười phút, các chú cua lớn, nhỏ bò ra gắp mồi.

Tha hồ chọn con mập mà bắt. Cua đá rừng chế biến nhiều món hấp dẫn nhưng theo anh bạn tôi, “loại cua này, mình nên làm những món có chút rừng rú mới ngon”. Thế là, trưa hôm đó, chúng tôi được thưởng thức những món cua đá chưa bao giờ được thưởng thức.

Cua nướng giã muối ớt làm đơn giản nhất. Chọn những con vừa nắm tay, nướng trên lửa than cho chín vàng, chọn phần thịt phía bụng đem giã nhuyễn với muối hột, ít bột ngọt, lá ngò tàu mọc ngoài bờ suối và ớt sim rừng. Chén muối cua này ăn với cơm nắm hay cơm nóng đều thơm lạ – ngon đến lớp cơm cháy cũng hết ráo.

Canh cua đá cũng là món độc đáo, nấu canh nên chọn những con cỡ vừa, loại này mềm, mau ngọt nước. Sau khi rửa sạch thân ngoài, bóc gạch vỏ, không rửa nước lã, có thể giã cho con cua giập sơ. Canh cua đá phải nấu với rau săn rừng mới nồng nàn. Rau này cũng mọc quanh bờ suối, chọn lá non, canh sôi thả săn rừng vào chừng năm phút – rau còn xanh bắc xuống mới ngon.

Cua đá rang muối, cua đá hấp sả, cua đá nấu bún riêu, cháo… món nào cũng đặng, nhưng tuyệt sắc phải là muối cua đá và canh săn rừng.

4.4

/

5

(

5

bình chọn

)

Canh Lá Sắn Đậm Đà Hương Vị Núi Rừng Phú Yên

Trước đây, đồng bào dân tộc thiểu số thường chỉ nấu canh lá sắn với ít thịt rừng con sóc, con cheo… gác chái bếp, ít cá cơm khô hay vài con cá, mớ tép bắt ở ngoài suối, vậy mà ngon ngọt ăn đến “lủng nồi”. Canh lá sắn ăn với cơm gạo lúa rẫy mà phải lúa to chanh, to trâu mới thấy đậm chất quê miền núi. Ngày nay, canh lá sắn cũng biến thể đi ít nhiều: cà gai, cà nút áo được thay bằng cà đĩa hoặc cà pháo, nấu “ghé” với thịt bò khô xé sợi, cá thu mặn, thịt heo ba chỉ.

Tất cả nguyên liệu trên cho vào nồi, chế nước cho xăm xắp rồi đun sôi. Khi canh sôi nhớ mở nắp một lúc cho lá sắn bốc bớt hơi, rồi lại đậy nắp lại, đun kỹ đến khi lá sắn chuyển từ màu xanh sang vàng, nêm gia vị vừa ăn là xong. Mới nhìn, canh lá sắn không hấp dẫn nhưng ăn vào mới thấy thú vị. Cái đắng của bông đu đủ đực, vị nhân nhẩn của cà, giòn ngọt của măng, mùi thơm của lá sắn và vị cay cay của muối ớt hiểm với lá ách trắng, thực sự quyến rũ vị giác. Mỗi khi nhà có khách quý, đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Sơn Hòa không quên nấu món canh lá sắn đậm đà này để đãi khách.

Không biết món canh lá sắn có tự bao giờ, ngày nay nó đã trở thành một món ăn dân dã ngọt lành, đậm đà hương vị núi rừng, được nhiều người ưa thích. Lá sắn ngoài nấu canh, người ta còn dùng chế biến nhiều món lạ miệng và hấp dẫn như: lá sắn luộc chấm muối ớt, vừa bùi vừa thơm; lá sắn bỏ chua kho với cá rô, cua đồng có vị chua thơm nồng; nộm lá sắn vừa lạ vừa ngon…

Tuổi thơ tôi gắn liền với những rẫy sắn, bắp và những tô canh lá sắn. Những năm đi làm ăn xa nhà, giữa cơn mưa mùa đông rả rích nơi đất khách quê người, tôi lại thèm đến nao lòng tô canh lá sắn.

Trần Lê Kha

Lủng Nồi Với Món Nấm Khoang Nấu Ớt Rừng Phú Yên

Nấm khoang (tiếng Phú Yên gọi là nấm phan) là loại nấm tự nhiên mọc từ đất ở những nơi đất ẩm, phần lớn mọc trong rừng. Do nấm mọc rải rác theo khoang, khoang nhỏ dăm cái nhưng người nào may mắn gặp đến khoang lớn thì hái cả gánh nên gọi là nấm khoang. Nấm khoang có hình dáng giống như nấm mối, màu trắng, nhỏ hơn nấm mối nhưng lại ngon, ngọt hơn nhiều.

Hai ngày qua, nấm khoang mọc rộ, ở các xã miền núi Phú Yên vui như trẩy hội. Khi gà rừng cất tiếng gáy đầu tiên đã nghe người dân í ới gọi nhau đi hái nấm.

Tôi phải chạy xe máy vào chiều hôm trước, ở lại đêm tại nhà ông La Mo Thăng (xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân) để kịp sáng sớm hòa vào dòng người đi hái nấm mới “có phần” và hái được nấm búp, bán được giá cao hơn.

Ông Thăng chỉ cho tôi khoang nấm nhỏ vài chục cái vừa tìm thấy. Những tay nấm như chiếc dù chưa bung lấp ló dưới đám lá mục cứ mời gọi đến không cưỡng lại được.

Ai tìm thấy khoang nấm trước thì như xí phần, không ai tranh hái, nhưng cứ như sợ nấm chạy mất, chưa hái cái này đã muốn hái cái kia.. Cầm tay nấm trong tay mà cứ như cầm quả trứng mỏng, sợ dập, sợ vỡ.

Chỉ mới 8 giờ sáng, cả đoàn đã í ới gọi nhau về. Ngoài khoang nấm ông Thăng chỉ cho, suốt 4 giờ, tôi chỉ tìm được thêm 1 khoang nấm nhỏ nữa vẫn chưa đến 1kg. Nhiều người nhanh tay lẹ mắt hái được 3 – 5 kg. “Chú em vậy là giỏi rồi. Tụi anh biết chỗ mới hái được nhiều như vậy. Cái này ra chợ bán cũng được hơn 500.000 đồng, có tiền gởi cho thằng con đang học”- ông La Mô Pin nói như an ủi tôi.

Chẳng thể nào ăn được nấm khoang đầu mùa vì nấm không chỉ mọc ít mà người đi săn nấm bao giờ cũng lắc đầu “để sắp nhỏ ăn”, không bán dù được trả với giá cao. Chỉ khi mùa nấm khoang rộ lên, các ngả đường gần chợ ở các xã miền núi đâu đâu cũng thấy nấm thì nấm mới được bán giá từ 80.000 đến 140.000 đồng/kg.

Khi nấu nấm khoang, người miền núi thường nêm vào một ít bông nhím (loại bông mọc trên rừng) hoặc ít lá é trắng để dậy mùi thơm của nấm.

Tuy nhiên, có một món được cho là “đệ nhất” đối với nấm khoang nhưng người chuyên hái nấm chẳng bao giờ dám ăn đó là món nấm nướng.

Nấm khoang sau khi làm sạch, cho vào ít muối ớt, gói lại trong lá chuối rồi nướng trên lò than. Khi thấy bên ngoài lá chuối sém vàng thì lấy ra ăn.

Theo ông Trần Lê Kha, với người chuyên hái nấm khoang, việc làm sạch tay nấm cũng lắm kiêng kỵ. Vì cho rằng nấm sợ kim khí, gốc nấm sẽ chạy mất nên việc người hái nấm không dùng đến dao kéo mà thay vào đó là một miếng cật tre mỏng để thay dao.

Video: Phú Yên vào mùa nấm mối – Nguồn: THVL

Nấm phải được làm sạch khi khô trước khi rửa vì nếu không đất cát sẽ dính chặt vào các khe của tai nấm, khó rửa sạch. Sau khi hái nấm về, người ta lật úp tay nấm rồi búng nhẹ lên mũ nấm mấy cái cho đất, cát trong khe nấm rớt ra rồi mới dùng miếng cật tre vuốt bỏ lớp đất cát còn dính bên ngoài, sau đó rửa rạch. Để nấm khoan ăn được giòn, giữ được vị ngọt, ngon, nấm chỉ nấu vừa chín tới.

Khám Phá Những Gia Vị Đặc Trưng Của Núi Rừng Tây Bắc

Núi rừng Tây Bắc hùng vĩ chính là nơi sinh sống của dân tộc thiểu số, nơi đây mang bên mình nét đẹp đặc trưng về ẩm thực, những món ăn đặc sản đã tạo nên cho du khách bởi sức hút khó cưỡng của những gia vị Tây Bắc, những gia vị góp phần không nhỏ để tạo nên hương vị độc đáo cho món ăn.

Chắc hẳn bạn cũng đã biết một phần những gia vị đặc trưng thơm lừng đó, sau đây cùng ẩm thực Tây Bắc khám phá những gia vị núi rừng đã góp phần tạo cho món ăn nơi đây trở nên độc đáo hơn rất nhiều.

Hạt mắc khén với cái tên đệ nhất gia vị Tây Bắc

* Hạt mắc khén

Hạt mắc khén mang trong mình cái tên đệ nhất gia vị Tây Bắc, một loại gia vị độc đáo góp phần làm đẹp ẩm thực nơi đây, hạt mắc khén có mùi thơm đặc trưng khó tả, làm nên loại gia vị đậm đà không thể thiếu trong bữa ăn đồng bào miền Tây Bắc.

Hạt mắc khén là đồ khô Tây Bắc được người dân rang vàng, để nguội và xay thành bột mịn mới dùng được. Đúng là khi nói đến gia vị của ẩm thực Tây Bắc thì không thể thiếu đi loại hạt này.

Mắc khén được dùng để tẩm ướp các loại món nướng thì không gì sánh bằng. Nếu đã từng thưởng thức qua những món nướng được ướp với mắc khén như pa pỉnh tộp, thịt gác bếp Tây Bắc,….chắc chắn sẽ không thể quên được hương vị rất đặc trưng cay cay, thơm thơm của loại gia vị này.

Hạt dổi là loại gia vị nâng tầm cho ẩm thực Tây Bắc

* Hạt dổi

Hạt dổi rừng chính là vàng đen của Tây Bắc bởi đây là loại gia vị nâng tầm cho ẩm thực nơi đây. Mỗi món ăn khi được tẩm ướp loại gia vị này sẽ tạo nên những tuyệt phẩm ẩm thực của núi rừng, bởi chúng mang hương vị rất riêng, rất khác, rất đặc trưng cho mỗi món ăn nơi đây.

Hạt dổi được người dân phơi khô sau đó phải nướng trên than hồng nhanh tay, hạt dổi rừng xịn sẽ nở căng ra, mùi thơm bốc lên ngào ngạt rồi đầy quyến rũ, sau đó mới đem giã nhỏ ra để sử dụng.

* Chẳm chéo

Đây là cái tên góp mặt trong gia vị cổ truyền Tây Bắc, mang đậm nét đặc trưng nơi đâu. Chẩm chéo được coi là một món ăn vô cùng quen thuộc trong mỗi bữa ăn của người Thái, món gia vị này được người phụ nữ khéo léo nơi đây chế biến bằng muối, tỏi, rau thơm, ớt và loại gia vị đặc trưng đó là mắc khén.

Chẳm chéo là một thứ gia vị đặc trưng khó có thể bỏ qua

Đây chính là loại gia vị mang đến một cảm giác lạ lẫm mà không loại gia vị nào có được, món ăn nào khi chấm chẳm chéo cùng đều trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết, một thứ gia vị đặc biệt khó có thể bỏ qua.

* Mắc mật

Mắc mật một cái tên quen thuộc, một món ăn bình dân của người dân nơi đây, chúng được trồng trên những vùng núi cao tự nhiên để tạo ta laoij quả tròn độc đáo này. Chúng được người dân chế biến cùng với nhiều món ăn đơn gian khác nhau như cá kho, thịt nấu,….sẽ tạo nên một mùi thơm khó quên, khi ăn vừa thơm vừa bùi.

Đây là những loại gia vị góp phần tạo nên những món ăn danh bất hư truyền gắn liền với đồng bào Tây Bắc, nhằm truyền tải bản sắc văn hóa ẩm thực của miền núi non trùng điệp nơi đây tới mọi du khác, đây còn là gia vị nổi tiếng cho đặc sản Tây Bắc tai Hà Nội hiện nay thêm hấp dẫn.

Bạn đang xem bài viết Cua Đá Suối – Món Ngon Mang Hương Vị Núi Rừng Phú Yên trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!