Xem Nhiều 3/2023 #️ Công Dụng Và Cách Chế Biến Món Ăn # Top 12 Trend | X-bikeman.com

Xem Nhiều 3/2023 # Công Dụng Và Cách Chế Biến Món Ăn # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Công Dụng Và Cách Chế Biến Món Ăn mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dân gian thường biết đến Rau Càng Cua mọc hoang dại nở nhiều nơi như trong rừng, mương, vách đá,… có thể sống ở bất cứ môi trường nào có khí hậu nhiệt đới. Rau càng cua rất phổ biến vì có thể chế biến thành nhiều món ăn, nhưng ít ai để ý đến giá trị dinh dưỡng và tác dụng của rau càng cua là gì đối với sức khỏe.

Rau càng cua là gì? Rau càng cua tiếng anh là gì?

Rau càng cua là rau thuộc họ hồ tiêu nhóm thân cỏ, tại mỗi vùng khác nhau sẽ có tên gọi như rau tiêu, cúc áo, cương hoa thảo, đơn kim, đơn buốt, châm thảo…

Cách nhân biết Rau Càng Cua: Cây rau có màu xanh nhạt, lá mọc so le, phiến dạng màng, toàn thân nhớt có tuổi thọ khoảng một năm. Khi cây mới bắt đầu mọc sẽ thẳng đúng, lúc phát triển lớn nhanh mọc bò lan ra mặt đất như rau khoai, bắt đầu chia nhánh như càng cua, có lẽ tên gọi của nó bắt nguồn từ đặc điểm này. Rau càng cua bắt đầu ra hoa vào tháng 1 và tháng 8, mọc thành chùm dài ở đầu cây.

Rau càng cua tiếng anh là Peperomia pellucida hay Piperacase đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu các hợp chất có trong đó và đưa ra những tác dụng của loài rau này.

Tác dụng của rau càng cua đối với sức khỏe

Những chất dinh dưỡng trong rau càng cua vô cùng đa dạng, cứ 100 gram rau càng cua, chứa tới 5,2 milligram vitamin C, 62 milligram magie, 3,2 milligram sắt, 277 milligram kali, 224 milligram canxi,…. Hàm lượng Beta caroten (tiền vitamin A) còn nhiều hơn cả cà rốt, lượng canxi cao hơn cả rau muống,…

Thanh nhiệt cơ thể, bổ sung lượng nước cần thiết

Như chúng ta đã biết, 100 gram rau càng cua chứa tới 92% là nước, bên cạnh đó là các dưỡng chất và chất xơ có trong nó sẽ giúp cho hệ bài tiết của cơ thể loại bỏ các chất độc hại, hỗ trợ chức năng làm việc của thận. Vị đắng có tính bình trong nó là một trong những thực phẩm thanh nhiệt hiệu quả trong mùa hè.

Kháng khuẩn, chữa trị các bệnh ngoài da

Chất methanolic có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, trong các bài thuốc dân gian, rau càng cua được giã nát để đắp lên vùng da ngứa do côn trùng cắn, vết thương lâu lành, các bệnh ngoài da như ghẻ lở, trị mụn, chữa bỏng.

Nước rau càng cua sau khi giã nát, lọc lấy nước có thể thêm một chút muối để tăng tính sát khuẩn và mau lành hơn khi dùng làm thuốc chữa bệnh.

Ngăn ngừa sự ung thư

Điều này đã được các nhà khoa học chứng minh khi tiến hành phân tích, nghiên cứu các hợp chất có trong loài rau này và phát hiện ra rằng chúng khả năng gây ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư.

Khả năng chống ô xy hóa

Khoáng chất beta caroten trong rau càng cua có tác dụng mạnh mẽ trong việc chống ô xy hóa, hạn chế và tiêu diệt các tế bào tự do gây hại cho cơ thể. Thường xuyên ăn rau càng cua giúp bạn cải thiện làn da khỏe mạnh và căng bóng như mong muốn.

Bổ sung sắt, chống thiếu máu

Giàu dinh dưỡng, nhiều sắt loài rau này cực kỳ tốt cho những người thiếu máu, có những triệu chứng về hoa mắt, chóng mặt và đau đầu. Nếu bạn muốn bổ sung chất sắt tự nhiên cho cơ thể, rau càng cua là lựa chọn tuyệt vời trong thực đơn bữa ăn hàng tuần.

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Nhiều người hiểu nhầm về sự đa dạng các chất dinh dưỡng trong rau càng cua có thể không tốt cho người béo phì. Nhưng trong tất cả các khoáng chất nêu trên, lượng calo trong rau chỉ chiếm 24 calo/100 gram, rất ít năng lượng, tốt cho những ai muốn giảm cân bằng phương pháp tự nhiên, an toàn.

Ngăn ngừa bệnh gout

Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh gout do thực đơn ăn uống của bạn có nhiều dầu mỡ, thừa đạm, không lành mạnh. Để phòng ngừa gout – căn bệnh nhà giàu, nên bổ sung rau càng cua, giúp điều chỉnh lượng axit uric trong máu phòng tránh gout.

Điều trị viêm họng

Viêm họng có thể do sự thay đổi của thời tiết để điều trị nhanh chóng, không cần hỗ trợ của thuốc tây, chỉ cần ngậm trực tiếp rau càng cua hoặc ép nước uống 2 – 3 ngày. Tính âm huyết và thanh nhiệt nhanh chóng giúp cơ thể giải độc, nhanh hết bệnh.

Cách chế biến rau càng cua

Cách làm gỏi rau càng cua

Chỉ với một số bước đơn giản, bạn sẽ có ngay món gỏi cho ngày hè thanh mát. Chuẩn bị nguyên liệu cần: 1 mớ rau càng cua nhặt phần non, rửa sạch; 3 quả trứng luộc cắt miếng thành khoanh tròn; các loại rau củ quả theo sở thích (dưa chuột, cà rốt, xoài, dứa,…) cắt lát mỏng và ngâm dấm. Cuối cùng trộn đều tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị, bạn đã có món gỏi rau càng cua chua ngọt và thanh nhiệt.

Rau càng cua xào thịt bò

Để đổi rau xào cùng thịt bò như cần tây, rau muống, hành tây,… người nội trợ cần biết rau càng cua. Chuẩn bị sẵn 1 mớ rau nhặt sạch; 1 lạng thịt bò thái mỏng, gia vị, tỏi và hành khô.

Cách xào thịt bò cùng rau càng cua: bật bếp để lửa to phi tỏi thơm rồi bỏ thịt bò xuống đảo trước khoảng 1 phút, tiếp đến là rau càng cua, khi cả rau và thịt vừa chín tới bỏ gia vị, trút ra đĩa.

Một cách nấu khác với thịt bò với loại rau này bạn có thể tham khảo đó là salad. Các bước tương tự như cách làm gỏi rau càng cua.

Rau càng cua nấu canh

Chuẩn bị 1 mớ rau càng cua; 1 lạng thịt xay cùng các gia vị. Đầu tiên hãy nấu nước sôi để làm canh (lượng nước vừa với thành viên trong gia đình), nấu chín thịt băm, tiếp đó cho rau vào nấu chín, bỏ gia vị, tắt bếp.

Rau càng cua xào tỏi

Không cần phải nấu cầu kỳ, chỉ cần mớ rau và ít tỏi phi thơm chúng ta đã có món rau càng cua xào tỏi thơm ngon bổ dưỡng.

Sinh tố rau càng cua

Chuẩn bị: 1 mớ rau; 200 mililit sữa tươi, 1 muỗng sữa đặc, máy xay sinh tố. Rau càng cua cần được rửa sạch, để ráo nước, tiếp đó cho vào máy xay sinh tố xoay nhuyễn. Có thể bỏ xác rau qua vải lọc hoặc để lắng, tiếp tục lấy nước cốt xoay cùng sữa tươi và sữa đặc. Cuối cùng bạn chỉ cần thưởng thức cốc sinh tố thanh nhiệt có công dụng đẹp da.

Rau càng cua được bán rất rẻ trên thị trường bởi khả năng phát triển mạnh mẽ, dễ sống ở nhiều môi trường, có tác dụng lớn đối với sức khỏe con người. Chúng ta hãy bổ sung rau càng cua vào bữa cơm của gia đình ít nhất 3 lần/1 tuần cho cả nhà cùng khỏe.

Công Dụng Và Cách Chế Biến Quả Bầu

Cây bầu (Quả bầu) có tên khoa học là Lagenaria Siceraria thuộc họ Cururbitaceae (bầu bí). Hay còn được biết đến với các tên như bầu đất, bầu nậm…Vì bầu có khả năng giữ nước nên ban đầu được sử dụng để lưu trữ nước, sau trở thành một loại rau. Quả bầu có vỏ màu xanh lá, trông bóng mướt, bên trong ruột màu trắng. Các món ăn về bầu đã được cha ông sử dụng nhiều từ ngày xưa. Trong bầu có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp trong ngày.

Toàn bộ cây bầu đều có công dụng tốt:

Ngoài được dùng như một loại thực phẩm, các bộ phận của cây bầu đều có tác dụng như một vị thuốc.

Quả bầu có vị hơi nhạt, tính mát có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, trừ ngứa, giúp trị các chứng như tiểu tiện ít, phổi nóng, ho…

– Quả bầu có vị ngọt mát, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chữa đái dắt, đái đường… thường được sử dụng nhiều trong mùa hè.Quả bầu già khi sắc lên lấy nước uống có tác dụng lợi tiểu, chữa bệnh phổi phù nước (nhưng chỉ nên dùng kết hợp trị liệu trong bệnh phù nước khi ở cơ sở cấp cứu). Cần chú ý bầu không nên sử dụng cho người bị phong hàn, ăn khó tiêu vì tính mát nên ăn nhiều dễ bị đau bụng.

– Vỏ bầu vị ngọt, tính bình, lợi tiểu, tiêu thũng, nên cũng được dùng cho các chứng bệnh phù thũng, bụng chướng. Hạt bầu đun lấy nước súc miệng chữa bệnh sưng mộng răng, lợi răng lung lay, tụt lợi. Tua cuốn và hoa bầu có tác dụng giải nhiệt độc, nấu tắm cho trẻ em phòng ngừa đậu, sởi, lở ngứa.

– Lá bầu cung cấp nhiều chất xơ, được dùng như một loại thực phẩm chống đói hiệu quả.

– Hoa bầu khi chế biến kết hợp với hải sản như tôm, cua,… chống tiêu chảy. Ngoài ra, còn để dùng để nấu nước uống sẽ chống mất nước.

– Tua cuốn bầu có tác dụng trị rôm sảy và mụ nhọt ở cả trẻ nhỏ và người lớn.

– Hạt bầu giúp trị viêm nướu răng, tụt lợi răng, rất tốt cho người bị các bệnh về răng và nướu.

Quả bầu thì không có khái niệm “xanh” và “chín”, được dùng làm thuốc và được thu hái khi chưa quá già. Thường thì bộ phận dùng để làm thuốc chủ yếu là quả và hạt. Tuy vậy người ta vẫn sử dụng cả lá, tua cuốn, hoa, rễ để trị bệnh. Ngoài ra loại rau sạch này còn một số công dụng nổi bật khác như:

– Thúc đẩy quá trình giảm cân

– Ngăn ngừa nhiểm khuẩn đường tiết niệu

– Ngăn chặn tóc bạc

– Giữ nước cho da làn da khỏe mạnh

– Giúp có giấc ngủ tốt hơn

– Mang lại sức sống cho cơ thể..

Một số bài thuốc trị liệu từ quả bầu

Nhuận tràng: Bầu luộc chấm muối vừng là một món ăn quen thuộc và giản dị. Nhưng công dụng của nó cực tốt trong chống táo bón và nhuận tràng.

Tiểu đường: Bầu nấu canh tốt cho người bị bệnh tiểu đường và đái dắt.

Răng lợi: Lấy hạt bầu già đun lấy nước ngậm và súc miệng để chữa sưng mộng răng, tụt lợi, hôi miệng.

Bệnh về da: Lây tua cuốn và hoa để đun nước tắm, tác dụng ngăn ngừa thủy đậu, sởi, ngứa…

Viêm gan, huyết áp cao, sỏi đường niệu: Dùng 500g bầu tươi, vắt lấy nước cốt trộn đều với 250ml mật ong. Dùng nước này uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống khoảng từ 30-50ml.

Bí tiểu, tiểu tiện: Dùng ½ quả bầu và 5 củ hành (loại hành lá có củ to) sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 2, 3 lần.

Quả bầu hầu hết đều được chế biến đơn giản nhưng lại có tác dụng rất tốt cho cơ thể. Ngay như món bầu luộc chấm muối vừng tuy đơn nhưng lại là một món ăn mát, bổ và lành. Thường bầu kết hợp với vừng đen sẽ có tác dụng tốt hơn bầu kết hợp với vừng trắng. Cả hai đều ngon và bổ, có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón.

Một số món ăn ngon được chế biến từ quả bầu:

Nguyên liệu:

Tôm (tôm nõn hoặc tôm mua về bóc vỏ)

Bầu (1 quả hoặc nửa quả tùy khẩu phần)

Hành lá, hành khô

Gia vị: nước mắm, bột nêm, bột ngọt, hạt tiêu, dầu ăn…

Cách chế biến bầu nấu tôm:

Tôm đen bóc vỏ, bỏ đầu, xe dọc lưng rút chỉ đất (nếu là tôm nõn thì không cần). Dùng phần vỏ, đầu tôm để nấu nước dùng.

Bầu chọn quả không quá non hay quá già. Cách chọn là bấm vào quả bầu thấy không quá mềm hoặc quá cứng. Sau đó đem đi gọt vỏ và thái miếng vừa ăn.

Hành lá rử sạch, thái khúc phần đầu trắng và thái nhỏ phần lá xanh.

Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ.

Tôm đem ướp với chút nước mắm, hạt nêm, bột ngọt và hạt tiêu.

Cho chút dầu ăn vào nổi rồi cho hành vào phi thơm. Cho tiếp tôm đã bóc vỏ xào cho xăn.

Cho tiếp bầu vào đảo qua cho tái, cho 1 thìa bột nêm vào.

Khi bầu tái cho nước vào đun sôi. Nêm nếm cho vừa miệng rồi tắt bếp và cho hành lá vào.

Múc ra tô rắc chút hạt tiêu lên trên cho thơm.

Bầu xào trai trai:

Nguyên liệu:

-Trai trai nước ngọt (500ml hoặc 1kg tùy khẩu phần)

-Rau răm, hành khô

-Gia vị: muối, bột nêm, bột ngọt, hạt tiêu…

Chế biến bầu xào trai

– Trai trai đem luộc cho há hết miệng, khi luộc cho thêm 1 chút muối trắng. Có thể giữ phần nước luộc để nầu canh rất ngọt. Lấy phần thân bên trong, bỏ phần cặn bẩn đen trong trai trai, rửa sạch. Sau đó đem thái vừa ăn (thường là chỉ thái làm đôi).

-Bầu cũng chọn quả không quá già và quá non. Gọt vỏ rồi thái lát mỏng vừa.

-Rau răm ngắt lấy ngọn thái nhỏ, hành khô bóc vỏ rồi băm nhỏ.

-Cho dầu ăn vào chảo rồi phi hành khô cho thơm. Cho tiếp trai vào xào, cho thêm bột nêm vào xào khoảng 1 phút thì cho bầu vào.

-Khi cho bầu vào cho thêm chút muối và đảo đều tay. Xào khoảng 3 phút khi bầu tái lại thì cho thêm bột ngọt. Đâỏ đều cho bột ngọt tan hết thì cho rau răm vào và tắt bếp.

-Múc ra đĩa và rắc chút hạt tiêu lên.

Bữa cơm cùng với canh bầu nấu tôm, bầu xào trai mang lại cho bữa cơm hương vị khó cưỡng. Vị ngọt mát của bầu, vị đậm đà của trai, thơm giòn của tôm quyện với mùi hành khô phi thơm tạo nên sức hấp dẫn khó quên.

Như vậy qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về quả bầu. Bầu được các gia đình ưa chuộng như một loại rau sạch, vừa dễ chế biến lại vừa có lợi cho sức khỏe. Hiện nay trên thị trường nhiều loại rau sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và các loại thuốc kích thích gây hại đến sức khỏe. Công ty Nông sản Dũng Hà chúng tôi cam kết là đơn vị cung cấp các loại rau sạch trên thị trường, trong đó có bầu. Chúng tôi còn cung cấp các loại rau sạch khác như: bí đỏ, bí xanh, cà chua, cải bắp…

Đ/ C Cơ sở chính : 683 đường Giải Phóng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội

Đ/C Chi nhánh: A11, Ngõ 100, Đường Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, HN

Rau Muống Có Công Dụng Gì? Cách Chế Biến Món Ăn Ngon

Rau muống là gì?

Rau muống là một loài rau nằm trong bảng xếp hạng thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe. Tên tiếng anh của nó là Water spinach, đây là tên gọi được cả thế giới biết đến về loài rau này. Rau Muống có thể trồng được dưới mọi vùng khí hậu, chủ yếu trong môi trường nước hoặc đất ẩm.

Rau muống thuộc họ bìm bìm phổ biến ở những vùng khí  nhiệt đới và cận nhiệt đới như Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam,… Vì dễ trồng, từ thân, lá đều có thể ăn được nên rau muống có giá rất rẻ, được bán quanh năm. Nhân giống bằng cách cắm cành xuống đất, sau khoảng 3 – 4 ngày sẽ đâm rễ dọc theo các nút hoặc trồng từ hạt giống.

7 lợi ích tuyệt vời từ rau muống đối với sức khỏe

Các thành phần dinh dưỡng có trong có trong rau muống gồm: Vitamin C, vitamin B, vitamin A, canxi, chất xơ, sắt, phốt pho, axit amin. Hình ảnh của cây rau muống thường gắn liền với bờ ao xóm ruộng đã được các nhà khoa học nghiên cứu, khám phá ra các lợi ích to lớn đối với sức khỏe con người.

Rau muống và công dụng điều trị thiếu máu

Sắt là khoáng chất quan trong giúp cơ thể hình thành huyết sắc tố, những người thiếu máu đặc biệt phụ nữ mang thai có thể bổ sung rau muống vào thực đơn bữa ăn hàng tuần.  Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, cứ 100 gram rau muống chứa đến 2,5 miligam sắt.

Rau muống có thể ngăn ngừa tổn thương gan

Trong ngành y, nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng rau muống có khả năng ngăn ngừa các vấn đề về gan. Trong rau muống một số hợp chất dinh dưỡng được tiết ra góp phần điều chế các en-zim giải độc gan, chất chống oxi hóa.

Thực phẩm giảm cân tự nhiên

Một cơ thể thừa cholesterol có thể dẫn đến thừa cân, nếu bạn muốn giữ vóc dáng cân đối không cần sự hỗ trợ của thực phẩm chức năng, rau muống chính là lựa chọn hoàn hảo cho các bữa ăn hàng ngày. Ăn rau muống thường xuyên, lượng cholesterol sẽ được cân bằng.

Ổn định hệ tim mạch

Cholesterol oxi hóa có thể gây tắc nghẽn động mạch dẫn đến đột quỵ, đau tim. Vitamin A, vitamin C trong rau muống hoạt động như chất chống oxi hóa có khả năng ngăn ngừa sự hình thành các tế bào tự do, ngăn ngừa cholesterol hình thành oxi hóa.

Bên cạnh đó, magie trong loài cây này cũng góp phần hình thành khoáng chất ổn định huyết áp, hạn chế căn bệnh tim hoặc đột quỵ.

Bảo vệ cho đôi mắt sáng

Để cho đôi mắt luôn khỏe mạnh, cơ thể cần được bổ sung vitamin A đầy đủ. Ăn rau muống có hàm lượng vitamin A, carotenoids và lutein cao đóng vai trò cần thiết để mắt sáng khỏe, ngăn chặn sự xuất hiện của chứng bệnh đục thủy tinh thể.

Cải thiện chứng mất ngủ

Giấc ngủ đứt quãng, ngủ không đủ giấc là dấu hiệu của sức khỏe xuống dốc, bổ sung rau muống có thể ngăn ngừa chứng mất ngủ. Điều này do khoáng chất kẽm trong rau giúp cho hệ thần kinh của chúng ta được điều hòa, thư giãn và có thể ngủ ngon hơn.

Ngăn sự lão hóa của da

Một trong số cách chế biến ít người biết tới từ rau muống đó là nước ép hoặc sinh tố. Thức uống từ rau muống có thể loại bỏ độc tố trong cơ thể, có chất chống viêm ngăn ngừa quá trình hình thành của mụn cho bạn làn da sáng khỏe, trẻ đẹp hơn.

Ai không nên ăn rau muống?

– Người đang có vết thương hở: Rau muống kích thích tăng sinh tế bào dẫn đến sự hình thành sẹo lồi trên da

– Người đau nhức xương khớp: Bất kỳ ai đang trong quá trình điều trị xương khớp không được ăn rau muống, đây là thực phẩm đại kỵ với căn bệnh này

– Người mắc chứng bệnh gout: Dù biết rằng bệnh gout nên bổ sung nhiều thực phẩm từ hoa quả rau xanh, nhưng tuyệt đối không nên ăn rau muống

Các món ăn từ Rau Muống

Rau muống là một loại rau xanh phổ biến tại Việt Nam. Đây là loại rau xuất hiện nhiều nhất trong các bữa cơm của mỗi gia đình hoặc các nhà hàng.

1. Rau Muống Xào Tỏi

Rau muống xào tỏi là món ăn được chế biến nhiều nhất từ loại rau này. Công thức và cách chế biến cũng khá đơn giản

Nguyên liệu gồm có: Rau Muống, Củ Tỏi, Muối, Hạt Nêm

Bước 1: Ngắt rau muống và rửa sạch( Nhớ rửa nhiều lần để đảm bảo an toàn vì rau muống thường được trồng ở nơi ngập nước rất dễ bám rong rêu và ấu trùng nước)

Bước 2: Đổ nước vào nồi và đun sôi, nhớ cho nước phải ngập và lửa phải lớn. Lúc nước sôi cho thêm 1 ít muối trắng vào để giữ độ xanh của rau. Sau đó là thả rau muống vào. Đun sôi thêm khoảng 5 phút.

Bước 3: Vớt rau ra chậu nước đá để rau giữ được độ giòn. Nếu không có nước đá bạn có thể vớt ra nước sôi để nguội hoặc nước lọc. Sau khi rau nguội hẳn thì vớt ra để ráo nước.

Bước 4: Cho dầu vào chảo, chờ dầu sôi thì cho tỏi đã đập dập vào và phi cho thơm lên. Sau đó bỏ rau muống vào , cho thêm muối, hạt nêm rồi xào. Khoảng 1 đến 2 phút là có thể tắt bếp.

2. Rau Muống Luộc

Rau muống luộc là món ăn nhanh và không cần cầu kỳ, nếu như bạn xem qua công thức nấu món rau muống xào phía trên cũng đã biết qua cách luộc rau như thế nào. Tuy nhiên, có một điểm bạn nên lưu ý là phần nước luộc rau. Đây là nước canh khá mát bạn có thể sử dụng lại nó bằng cách nặn thêm một nửa quả chanh vào và cho thêm bột canh, nên nhớ nặn chanh lúc nước đã nguội nếu không nước canh sẽ bị đắng. Gia vị chấm có thể dùng nước mắm tỏi ớt.

3. Nộm Rau Muống

Nguyên Liệu: Rau muống, tỏi, đường, bột canh, nước mắm, chanh, tiêu, ớt, rau thơm, lạc rang

Bước 1: Luộc rau muống với lửa to sau đó vớt ra nước đá. Sau 1 phút thì vớt rau ra để ráo nước

Bước 2: Pha nước trộn rau gồm đường, chanh, ớt, tỏi, tiêu, bột canh và thêm chút nước mắm nếu thấy chưa đủ vị đậm.

Bước 3: Cho lạc rang, rau thơm, rau muống vào sau đó dùng nước vừa pha trên trộn đều nguyên liệu.

Rau muống có rất nhiều cách chế biến món ăn. Tuy nhiên, phía trên là 3 loại món ăn phổ biến nhất được làm từ loại rau này. Ngoài ra nó còn dùng để ăn lẩu, xào thịt bò, làm rau ăn sống..vv

Yến Chưng Đường Phèn Táo Đỏ Công Dụng Và Cách Chế Biến

Món yến chưng đường phèn táo đỏ gồm những nguyên liệu chính là tổ yến khô, táo đỏ và đường phèn. Mỗi thành phần trong món yến chưng táo đỏ đều có thành phần dinh dưỡng riêng, được bình chọn là món ăn thanh mát và dễ ăn nhất. 

1. Ba (03) tác dụng tuyệt vời của yến chưng táo đỏ

Tác dụng của tổ yến

Tổ yến được xem là “thực phẩm vàng” trong việc bồi bổ sức khoẻ từ thời xa xưa. Hiếm có 1 loại thực phẩm nào chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như yến sào. Bởi trong tổ yến có chứa 2 thành phần chính: glycol và protein. Trong đó glyco chứa 7 loại đường tốt mà cơ thể dễ dàng hấp thụ, còn protein chứa tới 18 axit amin có hàm lượng cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Valine, Leucine,… và 31 nguyên tố vi lượng như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn, Cr, Se, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Thường xuyên bồi bổ sức khoẻ bằng yến sào, sẽ giúp bạn:

Giảm căng thẳng mệt mỏi

Giảm nếp nhăn

Chống lão hóa

Giúp da mịn màng, hồng hào, căng bóng

Hỗ trợ việc cải thiện hệ hô hấp và hệ tiêu hoá

Giảm huyết áp

Cải thiện chức năng tim

Điều hòa lưu thông máu trong cơ thể

Tăng tuổi thọ con người

Tác dụng của Táo đỏ

Táo đỏ có tên khoa học là Malus domesticus, thuộc họ hoa hồng, là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng thường được sử dụng cho các món hầm, món chưng, rượu ngâm thuốc. Táo đỏ có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, cả về giá trị dinh dưỡng lẫn công dụng phòng, trị bệnh.

Táo đỏ có tính giữ nhiệt, vị cam, chứa các thành phần giàu dinh dưỡng như: protein, lipit, đường, canxi, phốt pho, sắt, và nhiều loại vitamin A, C, B1, B2,…

Là một loại thực phẩm thiên nhiên có công dụng làm đẹp da, tăng cường tuần hoàn máu và chống lão hóa. Ngoài ra, táo đỏ còn giúp chữa bệnh huyết áp thấp, chống dị ứng và chống ung thư.

Ba (3) tác dụng tuyệt vời khi kết hợp yến sào với táo đỏ 

Đối với trẻ em: Yến chưng đường phèn táo đỏ chứa rất nhiều các loại axit amin cần thiết thiết cho sự phát triển toàn diện về hình thể cũng như trí não của trẻ. Món ăn yến chưng táo đỏ này giúp tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ trẻ trước các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài như ô nhiễm không khí, nước bẩn…., kích thích cơ thể phát triển vượt trội. Ngoài ra, yến chưng táo đỏ còn giúp trẻ có làn da hồng hào, tóc đen.

Yến chưng táo đỏ có đặc tính nuôi dưỡng tốt các tế bào, tái tạo lại hệ miễn dịch nên vô cùng có lợi cho phụ nữ mang thai. Xét về dinh dưỡng, yến chưng táo đỏ mang đến nhiều loại protein, sắt, carbohydrate và chất xơ đều là những dưỡng chất rất quan trọng trong quá trình tổng hợp dưỡng chất khi mang thai của các chị em. 

Đối với mẹ bầu: Đây là một loại thực phẩm bổ dưỡng , tuy nhiên nó lại mang tính hàn nên đối các mẹ đang mang thai không nên dùng luôn vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Từ tháng 4 trở đi, khi thai nhi dần ổn định trong bụng mẹ, lúc này bổ sung dinh dưỡng là tốt nhất. Theo các nhà khoa học,có đặc tính nuôi dưỡng tốt các tế bào, tái tạo lại hệ miễn dịch nên vô cùng có lợi cho phụ nữ mang thai. Xét về dinh dưỡng, yến chưng táo đỏ mang đến nhiều loại protein, sắt, carbohydrate và chất xơ đều là những dưỡng chất rất quan trọng trong quá trình tổng hợp dưỡng chất khi mang thai của các chị em.

Đối với người cao tuổi: Đối với người già, người lớn tuổi, người ốm bệnh…sử dụng yến chưng táo đỏ đều đặn sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi sức khoẻ nhanh chóng, chống mất ngủ, tinh thần luôn thoải mái và giúp ăn ngon miệng hơn.

2. Hướng dẫn cách chưng yến táo đỏ

Nguyên liệu chuẩn bị

Tổ yến sào: 3-5gr

Táo đỏ khô: 50gr ( 5 – 7 quả)

3 thìa Đường phèn

360ml nước tinh khiết

Thố hoặc nồi chưng yến đa dụng

Cách chưng yến táo đỏ với đường phèn

Bước 2: Táo tàu nên sử dụng loại táo có màu đỏ, không sâu mọt làm sạch rồi ngâm nước ấm, sau đó vớt táo đỏ ra rồi để ráo, nấu táo đỏ cùng với nước tinh khiết trên lửa nhỏ khoảng 10 phút rồi cho thêm 3 thìa đường phèn vào, tiếp tục nấu thêm 5 phút là được.

Bước 3: Yến đã làm sạch và để ráo nước, các bạn cho vào chén chưng có nắp hoặc thố chưng chuyên dụng, hấp cách thủy trong khoảng 30- 45 phút. Chưng cách thuỷ sẽ giúp yến giữ được chất dinh dưỡng ban đầu.

Bước 5: Cho hỗn hợp yến đường phèn với táo đỏ vào nồi chưng yến và đun thêm khoảng 5 phút, vậy là bạn đã có một món yến chưng táo đỏ ngon đúng điệu.

3. Những lưu ý khi chưng yến với táo đỏ

– Lựa chọn táo đỏ ngon, to, không mốc.

Bạch yến: Ngâm trong khoảng 15 phút, thời gian chưng sẽ là 20-25 phút

Yến đảo: Ngâm 15 phút và chưng khoảng 30 phút 

Yến huyết: Thời gian để sợi nở và tơi ra lên đến 6 giờ, chưng yến phải tới 1 giờ

– Bạn không nên nấu và chưng yến sào với các món ăn khác sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng có trong yến.

4. Cách thưởng thức và bảo quản món yến chưng táo đỏ

Để món yến chưng táo đỏ phát huy tối đa công dụng và làm tăng vị giác, bạn nên ăn lúc còn nóng. Món ăn này sẽ giúp bạn cảm nhận được độ dai dai, giòn giòn của yến, vị ngòn ngọt của đường phèn và thanh mát của táo đỏ.

Vì là yến tự chưng không chất bảo quản, không chất phụ gia với nguyên liệu sạch sẽ, tươi ngon nên bạn có thể bảo quản món yến chưng táo đỏ trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 5 – 7 ngày.

Như vậy, bạn đã biết được 3 tác dụng tuyệt vời của yến chưng táo đỏ cũng như cách chế biến vô cùng đơn giản mà lại thơm ngon. Nhưng nếu bạn là người bận rộn, không có nhiều thời gian mà vẫn muốn chăm sóc sức khoẻ gia đình, bạn có thể tham khảo sản phẩm yến chưng táo đỏ từ CiCi Thượng Đỉnh Yến. 

Nếu bạn quan tâm tới sản phẩm yến chưng táo đỏ cũng như các sản phẩm đến từ yến sào của chúng tôi, hãy liên hệ với chúng tôi qua website: http://thuongdinhyen.com/ hoặc số Hotline: 0343579966 để chúng tôi tận tình tư vấn!

CICI THƯỢNG ĐỈNH YẾN – THƯƠNG HIỆU YẾN CHƯNG SẴN SỐ 1 VIỆT NAM

⚜️ CiCi – Thượng Đỉnh Yến - Trao Niềm Vui Sống ⚜️ Zalo:  https://zalo.me/2696581769426576257 ⚜️ Youtube: https://bom.to/pRxZ48 ⚜️ Instagram: https://www.instagram.com/ ☎️ Hotline: 0343579966

Bạn đang xem bài viết Công Dụng Và Cách Chế Biến Món Ăn trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!