Xem Nhiều 6/2023 #️ Cách Nấu Cháo Vịt Cho Bé Thơm Ngon, Đầy Dinh Dưỡng Giúp Bé Mau Lớn # Top 14 Trend | X-bikeman.com

Xem Nhiều 6/2023 # Cách Nấu Cháo Vịt Cho Bé Thơm Ngon, Đầy Dinh Dưỡng Giúp Bé Mau Lớn # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Cháo Vịt Cho Bé Thơm Ngon, Đầy Dinh Dưỡng Giúp Bé Mau Lớn mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thịt vịt được đánh giá là nguyên liệu giàu dưỡng chất cung cấp nhiều protein và các chất béo cần thiết cho cơ thể của trẻ nhỏ. Ngoài ra, trong thành phần của thịt vịt còn chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng khác như: sắt, canxi, photpho, các khoáng chất vitamin… đây đều là những yếu tố đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, chính vì vậy mà các mẹ nên bổ sung nguyên liệu này vào bữa ăn của các bé.

Cách nấu cháo vịt khoai sọ cho bé

Khoai sọ giàu tinh bột và có hàm lượng dinh dưỡng cao, trong 100g khoai sọ chứa tới 4,1g hoặc 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày cho bé. Chính vì vậy, các mẹ có thể thêm vào thực đơn của bé nguyên liệu này.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

1 cái đùi vịt (hoặc có thể lựa chọn phần lườn)

2 củ khoai sọ (khoảng 30g)

Hành lá

2 nắm gạo nếp

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gạo nếp đem vo sạch rồi ngâm với nước khoảng 30-45 phút để hạt gạo nở to, như vậy lúc nấu cháo sẽ quánh và nhanh hơn.

Khoai sọ đem gọt vỏ, luộc chín rồi đem xay nhuyễn. Có hai cách để tránh bị ngứa khi gọt khoai sọ mà các mẹ có thể lựa chọn đó là luộc khoai sọ sau đó mới bóc vỏ rồi đem xay, hai là dùng găng tay thực phẩm khi gọt.

Bước 2: Tiến hành nấu cháo vịt khoai sọ

Phần xương vịt đem ninh lấy nước ngọt, ninh khoảng 30 phút trong thời gian ngâm gạo. Sau đó lọc lai phần nước để loại bỏ xương dăm sau đó cho gạo vào ninh cùng. Ninh cháo khoảng 1 tiếng cho đến khi hạt gạp nhuyễn và nồi cháo đã quánh lại thì cho khoai sọ và thịt vịt vào. Khuấy đều thêm khoảng 5 phút cho đến khi thấy nồi cháo sôi thì cho hành hoa thái nhỏ vào rồi tắt bếp.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

100g thịt vịt

30g gạo tẻ, 20g gạo nếp

1/4 củ khoai tây

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gạo đem trộn lẫn với nhau, vo sạch rồi đem ngâm khoảng 30 phút với nước ấm sau đó bắc nồi lên ninh cháo.

Khoai tây gọt sạch vỏ, đem xay nhuyễn

Ray ngót nhặt rửa sạch rồi đem xay cùng với khoai tây.

Bước 2: Tiến hành nấu cháo

Trong khi chờ gạo ngâm xong thì các mẹ nên tranh thủ thời gian để luộc vịt, luộc khoảng 20-30 phút sau đó vớt ra để nguội, phần nước luộc vịt lọc lại rồi đem ninh cháo cho ngọt.

Thịt vịt sau khi nguội đem xé nhỏ sau đó đem xay để bé dễ ăn hơn.

Cách nấu cháo vịt hạt sen đậu que cho bé

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Đậu que đem nhặt rửa sạch, luộc qua cho đỡ ngái rồi đem xay nhuyễn.

Bước 2: Tiến hành nấu cháo

Cháo ninh khoảng 1 tiếng cho nhừ hẳn, sau đó các mẹ lấy thìa đánh nhuyễn hạt sen rồi lần lượt cho thịt vịt, đậu que vào, khuấy đều tay với lửa vừa khoảng 5 phút thì tắt bếp.

Bước 3: Hoàn thành

Đổ cháo ra bát, thêm 1- 2 giọt dầu ăn dành cho bé , khuấy lại mọt lần nữa rồi chờ cho cháo nguội thì đút cho bé ăn.

Cách nấu cháo vịt đỗ xanh cho bé

Nguyên liệu cần chuẩn bị

30g gạo tẻ + 20g gạo nếp

20g đậu xanh nguyên hạt

1 nhánh gừng tươi

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gạo trộn lẫn sau đó đem vo sạch rồi ngâm với nước khoảng 30 phút cho hạt gạo nở đều trước khi bắc vào ninh cháo.

Đỗ xanh đem vo qua

Gừng đem nướng thơm,cạo sạch vỏ sau đó đập nguyên miếng.

Thịt vịt sơ chế sạch sẽ, để ráo

Hành lá mùi thơm đem nhặt rửa sạch rồi thái nhỏ, để riêng ra bát.

Bước 2: Tiến hành nấu cháo

Cho thịt vịt, đỗ xanh, gạo, gừng nướng vào nồi, cho thêm nước vào ninh cháo (khoảng 500ml nước). Khi vịt chín thì vớt thịt ra, gỡ thịt vịt và loại bỏ phần da, sau đó đem thịt vịt đi xay nhuyễn để bé dễ ăn hơn.

Bước 3: Hoàn thành

Múc cháo ra bát và đợi đến khi cháo nguội thì các mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn.

Cùng với việc bổ sung ăn dặm cho bé thì các mẹ vẫn phải đảm bảo lượng sữa cung cấp cho bé khoảng 700-900ml/ngày, đan xem việc ăn dặm cho bé 2 bữa/ngày, với bé trên 1 tuổi thì có thể tăng lên 3 bữa/ngày.

Trong quá trình nấy cháo cho bé ăn dặm, các mẹ nên lựa chọn kết hợp với nhiều loại rau củ quả khác nhau để cho món ăn thêm hấp dẫn và cung cấp thêm nhiều dưỡng chất cho bé.

Bằng những cách làm mà JAMJA’s BLOG giới thiệu đến bạn hôm nay là bạn đã có ngay bí quyết 4 món cháo vịt thơm ngon cho bé nhà mình rồi đó. Hy vọng, cách nấu cháo vịt cho bé này cũng sẽ giúp bạn bổ sung thêm vào cẩm nang dinh dưỡng cho bé! Chúc các mẹ thành công!

Comments

5 Món Cháo Bổ Dưỡng Cho Bé Mau Lớn

Nguyên liệu nấu cháo gà bí đỏ:

– Muối, hạt nêm

Bước 1: Gạo tẻ vo sạch, thêm nước, đun chín.

Bước 2: Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, đem đi hấp rồi xay nhuyễn.

Bước 3: Thịt gà luộc lên, xé nhỏ, hành lá rửa sạch rồi cắt khúc 2cm.

Bước 4: Bỏ bí đỏ vào, khuấy nhẹ cho bí hòa vào trong cháo và nêm gia vị vừa ăn.

Bước 5: Đợi cháo chín nhừ, múc ra bát, rắc hành lá và thịt gà xé nhỏ lên trên.

Nguyên liệu nấu cháo ngao:

– Ngao biển/ sông tùy thích

– Hành khô, hành lá

– Muối, hạt nêm, dầu ăn

Bước 1: Gạo vo sạch, thêm nước, ninh mềm.

Bước 2: Ngao luộc chín, vớt ra rồi rửa sạch đất cát.

Bước 3: Đợi khi gạo nhừ, chan từ từ phần nước luộc đã lọc hết cát vào nồi cháo.

Bước 4: Phi hành mỡ cho thơm, bỏ ngao vào đảo đều, nêm gia vị vừa miệng.

Bước 5: Múc cháo ra bát, thêm phần ngao đã được phi hành mỡ lên, rải thêm hành lá.

Nguyên liệu nấu cháo cua biển:

– Cua biển hoặc ghẹ

– Muối, hạt nêm

Bước 1: Gạo vo sạch, thêm nước, ninh mềm.

Bước 2: Hấp cua/ghẹ sau đó tách thịt, xay nhuyễn.

Bước 3: Nấm rơm thái nhỏ, ngô lẩy hạt, rửa sạch.

Bước 4: Hòa bột năng vào nước ấm, bỏ thịt cua vào.

Bước 5: Cho ngô, nấm, hỗn hợp thịt cua và bột năng vào nồi cháo, khuấy đều. Nêm gia vị vừa miệng.

Bước 6: Đợi đến khi cháo nhừ, nấm và ngô chín mềm thì múc ra bát.

Lưu ý: Có thể không dùng bột năng, nhưng bột năng giúp cho cháo ngon và sánh hơn. Món cháo này ăn sẽ giống súp, vô cùng lạ miệng và hấp dẫn.

Nguyên liệu nấu cháo thịt bò:

– Cà rốt, khoai tây

– Muối, hạt nêm, gừng

Bước 1: Gạo vo sạch, thêm nước, ninh mềm.

Bước 2: Thịt bò rửa sạch, băm nhỏ. Xào qua với gừng.

Bước 3: Cà rốt, khoai tây rửa sạch, thái hạt lựu.

Bước 4: Cho cà rốt và khoai tây vào cháo, tiếp tục ninh đến khi củ quả mềm thì bỏ thịt bò vào.

Bước 5: Múc ra bát và ăn thôi!

Nguyên liệu nấu cháo chim bồ câu:

– Hạt đậu xanh

– Muối, hạt nêm

Cách nấu cháo chim bồ câu:

Bước 1: Vo gạo, thêm nước, ninh mềm.

Bước 2: Làm thịt chim (phải giữ được tiết chim, cách làm như làm thịt gà).

Bước 3: Cho chim vào nồi cháo, ninh mềm. Sau đó bỏ hạt sen và đậu xanh vào. Nêm gia vị vừa miệng.

Bước 4: Đợi chim nhừ, hạt sen và đậu xanh chín mềm thì lấy chim ra, lọc bỏ xương.

Bước 5: Múc cháo ra bát, đặt thịt chim đã xé nhỏ lên trên cho đẹp mắt. Vậy là đã có món cháo chim câu thơm ngon, bổ dưỡng rồi.

5 Món Cháo Cua Biển Cho Bé Mau Lớn

Khi con bạn đã quá ngán món cháo nấu với thịt, cá hàng ngày. Bé bắt đầu không còn hứng thú với bữa ăn do mẹ chuẩn bị nữa. Bạn có thể nghĩ ngay đến đến món cháo cua biển cho bé vừa thơm ngon, lạ miệng, vừa cung cấp cho con đầy đủ dinh dưỡng để con khỏe mạnh và phát triển tốt.

1. Cháo cua cho bé nấu với rau mồng tơi, mướp hương

Cháo cua nấu với rau mồng tơi và mướp hương giúp giải nhiệt cơ thể, giàu chất xơ giúp nhuận tràng và trị táo bón, thích hợp cho bé tiêu hóa kém.

Nguyên liệu:

Cua biển 50g

Rau mồng tơi 20g

Mướp hương 30g

Cháo trắng 1 chén

Hành củ

Gia vị

Dầu ăn trẻ em

Sơ chế cua biển: Cua mua về còn sống, lật cua lên dùng vật sắt nhọn đâm vào đầu tam giác của phần yếm cua, cua chết dùng bàn chải cọ sạch thân cua và càng sau đó rửa lại bằng nước cho thật sạch.

Đặt nồi lên bếp đun sôi lượng nước vừa đủ, tiếp đó cho cua vào luộc đến khi cả con cua chuyển sang màu cam là cua đã chín. Vớt ra để nguội rồi tách lấy phần thịt cua, nhớ kiểm tra kỹ mảnh vụn vỏ cua dính trong thịt để bé không bị hóc.

Mướp hương gọt vỏ, rửa sạch và băm nhỏ. Rau mồng tơi rửa sạch, để ráo rồi thái nhuyễn.

Xào thơm thịt cua với hành tím phi thơm và dầu ăn.

Tiếp theo đổ cháo trắng vào nồi nước luộc cua, khuấy đều và đun sôi, cháo sôi tiếp tục cho thịt cua, mướp hương và rau mồng tơi vào trộn đều, đun với lửa liu riu đến khi tất cả chín mềm thì nêm gia vị vừa miệng bé, để sôi lại rồi tắt bếp.

2. Cháo cua cho bé nấu với nấm rơm

Cháo cua nấm rơm là món ăn giàu chất dinh dưỡng, bổ máu nhưng có hàm lượng calo thấp giúp bé tránh tình trạng thừa cân, béo phì.

Nguyên liệu:

Cua biển 50g 

Nấm rơm 30g

Cháo trắng 1 chén

Dầu oliu, gia vị 

Hành tím băm nhỏ

Chọn mua nấm rơm còn búp, cứng và màu đen sẽ ngon hơn. Nấm mua về cắt chân nấm sạch sẽ, rửa với nước muối loãng và rửa lại với nước sạch, để ráo rồi thái nhỏ.

Cua biển sau khi rửa sạch cho vào nồi hấp khoảng 15 phút, lấy cua ra để nguội và gỡ lấy thịt. 

Bắc nồi lên cho dầu ăn vào đun nóng, phi thơm hành tím băm nhỏ sau đó cho thịt cua và nấm rơm vào đảo đều, nêm chút nước mắm dành cho bé. Khi thịt cua và nấm rơm chín mềm, tiếp tục đổ nước cua hấp và cháo trắng vào quấy đều, đun đến cho cháo sánh lại là hoàn thành món cháo thơm ngon.

3. Cháo cua cho bé nấu với cà rốt, cải bó xôi 

Đây là món cháo cua biển cho bé giàu protein, omega 3, canxi, vitamin D, vitamin A, chất xơ…cực giàu dưỡng chất tốt cho mắt, não bộ và xương khớp của bé. 

Nguyên liệu:

Cua biển 50g

Cà rốt 30g

Cải bó xôi 20g

Cháo trắng nấu sẵn 1 chén

Dầu ăn cho trẻ em

Hành tím, gia vị

Cua biển sau khi rửa sạch đem đi hấp chín, tách lấy thịt và xé nhỏ cho vào chén sạch.

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và thái nhỏ. Cho vào nồi hấp chín rồi dùng thìa tán nhuyễn.

Chọn lá cải bó xôi non, rửa sạch với nước muối loãng, vớt để ráo rồi cắt nhuyễn.

Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành tím đã băm nhỏ với chút dầu ăn, tiếp theo đổ phần thịt cua xé nhỏ vào xào săn lại, nêm ít bột nêm cho thịt cua thấm gia vị. Sau đó đổ cháo trắng cùng nước cua hấp vào khuấy đều đun sôi, tiếp tục cho cải bó xôi, cà rốt vào cùng lúc nấu đến khi các nguyên liệu chín mềm, nêm gia vị lại rồi tắt bếp. 

4. Cháo cua nấu với rau ngót đậu đỏ

Đây là món cháo giàu đạm, vitamin và khoáng chất tốt cho trẻ biếng ăn, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và phát triển thể chất.

Nguyên liệu:

Cua biển 50g

Đậu đỏ 30g

Rau ngót 20g

Cháo trắng 1 chén

Hành tím

Dầu ăn, gia vị

Lựa bỏ hạt đậu đỏ hư đem vo sạch và ngâm với nước khoảng 3-4 tiếng để nấu cho nhanh mềm.

Cua biển sau khi rửa sạch cho vào nước sôi luộc chín rồi vớt ra để nguội, tách lấy phần thịt và dằm nát. Xào thịt với hành tím phi thơm và dầu ăn.

Đậu đỏ đem hấp chín rồi nghiền nát hoặc xay nhuyễn tùy theo khả năng ăn thô của bé.

Chọn lá rau ngót non rửa sạch với nước muối loãng, sau đó rửa lại với nước sạch, để ráo rồi bằm nhuyễn.

Cháo trắng và đậu đỏ cho vào nồi nước luộc cua khuấy đều đun sôi với lửa nhỏ, tiếp tục cho rau ngót và thịt cua vào trộn đều đun sôi lăn tăn đến khi cháo chín đều và sánh lại, nêm chút nước nắm và bột nêm dành cho bé. Chờ cháo sôi bùng lại rồi nhắc xuống để nguội bớt, múc ra chén cho bé thưởng thức.

5. Cháo cua cho bé nấu với bí đỏ, hạt sen

Cháo cua bí đỏ hạt sen tốt cho tim mạch và não bộ, đồng thời giúp tăng cân hiệu quả thích hợp cho trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng.

Nguyên liệu:

Cua biển 50g

Hạt sen 30g

Bí đỏ 20g

Cháo trắng 1 chén

Hành khô

Gia vị: nước mắm, bột nêm, dầu ăn

Gọt vỏ bí đỏ, bỏ hạt, rửa sạch và thái nhỏ. Hạt sen lột vỏ, tách bỏ tim sen.

Rửa sạch cua biển luộc và lấy phần thịt. Cho vào chảo 1 ít dầu ăn, đặt lên bếp đun nóng rồi cho hành tím băm nhỏ vào phi thơm, tiếp tục cho thịt cua vào xào nêm ít gia vị.

Bí đỏ và hạt sen cho vào nồi nước luộc cua ninh nhừ rồi dùng thìa nghiền hơi nhuyễn. Tiếp đó đổ cháo trắng vào quấy đều, đun sôi với lửa nhỏ cuối cùng cho phần thịt cua đã xào thơm vào, trộn đều chờ sôi kĩ lại tắt bếp.

6. Những lưu ý khi cho bé ăn cua

Không cho bé ăn cua đã chết vì cua chết bị vi khuẩn xâm nhập có thể tạo thành chất độc hại cho cơ thể.

Không nên cho bé ăn gạch cua vì dễ gây khó tiêu.

Đối với những bé ăn cua sớm và bị dị ứng nên ngưng ngay, có thể cho bé ăn lại khi bé lớn hơn 12 tháng nếu bé không bị dị ứng nữa thì cho bé ăn tiếp tục.

Nên cho bé ăn lúc còn ấm ấm, không nên cho bé ăn khi món ăn nguội quá như vậy sẽ giảm dinh dưỡng và có mùi tanh khó chịu, bé dễ bị nôn và gây đầy bụng.

Cách Nấu Cháo Cho Trẻ 1 Tuổi Mau Lớn, Khỏe Mạnh. Nấu Cháo Ngon Cho Bé.

Cách nấu cháo cho trẻ 1 tuổi ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển thể chất của trẻ. Trẻ có ăn ngon miệng, chóng lớn hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách nấu cháo cho trẻ 1 tuổi của mẹ.

Cách nấu cháo cho trẻ 1 tuổi không nhất thiết phải quá cầu kỳ, hoặc sử dụng nguyên liệu chế biến đắt tiền. Điều quan trọng là món cháo đó phù hợp với khẩu vị ăn uống của trẻ, hạn chế tình trạng biếng ăn, bỏ bữa hoặc nôn trớ thức ăn, đồng thời cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu mẹ chưa biết cách nấu cháo cho trẻ 1 tuổi thơm ngon, bổ dưỡng, hãy ghi vào sổ tay của mình 4 tuyệt kỹ nấu cháo sau đây. Đảm bảo các bé sẽ ăn ngon, chóng lớn, phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Cách nấu cháo cho bé 1 tuổi – cá hồi kết hợp với bí đỏ

Cá hồi là thực phẩm giàu Omega-3 nhất hiện nay, cung cấp dưỡng chất quan trọng cho sự hình thành não bộ của bé. Bí đỏ chứa hàm lượng cao vitamin A, vitamin C, canxi, chất xơ hòa tan, giúp duy trì hoạt động ổn định ở hệ tiêu hóa, đề phòng các chứng bệnh táo bón, đầy hơi chướng bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân sống, rối loạn tiêu hóa,… Vitamin A và vitamin C tốt cho mắt và da của bé, canxi hỗ trợ phát triển chiều cao hiệu quả, phòng ngừa thiếu hụt canxi ở trẻ nhỏ.

Cá hồi kết hợp bí đỏ cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho trẻ 1 tuổi, không những tốt cho hệ tiêu hóa “chưa hoàn chỉnh” của trẻ, mà còn tăng cường sức đề kháng phòng tránh bệnh tật, tạo điều kiện cho trẻ phát triển thông minh – khỏe mạnh. Cách nấu cháo cho trẻ 1 tuổi từ hai nguyên liệu chính là bí đỏ và cá hồi được thực hiện như sau:

– Gạo tẻ và gạo nếp, mỗi loại gạo khoảng 2 nắm tay.

– Cá hồi tươi: 500 gam

– Một lát bí đỏ: 300 gam

– Hành khô, dầu oliu, nước mắm, muối (nếu cần)

– Bước 1: Làm sạch cá hồi

Cá hồi có vị tanh, hương vị tương đối khó ăn. Nếu chế biến không đúng cách, món ăn làm từ cá hồi sẽ mất đi vị ngon vốn có, thậm chí gây ra cảm giác khó chịu cho người thưởng thức. Không ít em bé sợ ăn cháo cá hồi, có triệu chứng “ậm ọe” (dọa nôn trớ) trong lúc ăn. Để cháo hồi không còn là nỗi ám ảnh với trẻ nhỏ, cha mẹ cần lưu ý khâu làm sạch và khử tanh cho cá. Cụ thể như sau:

+ Rửa sạch cá hồi với nước lã, sau đó lướt qua giấm ăn thông thường.

+ Rút hết phần xương lẫn trong thịt cá hồi. Tách riêng 2 phần xương cá và thịt cá với nhau.

+ Chuẩn bị một bát nước sôi, bỏ vào đó vài lát gừng tươi. Ngâm thịt cá hồi vào bát nước khoảng 10-15 phút. Cá hồi sẽ bớt mùi tanh vốn có, khi nấu cháo sẽ trở nên thơm ngon và hấp dẫn hơn.

– Bước 2: Nấu cháo trắng từ gạo nếp và gạo tẻ.

+ Chuẩn bị một nồi nước sạch, bỏ vào đó phần xương của cá hồi; đun trên lửa nhỏ trong khoảng 20-25 phút, cho đến khi xương cá nhừ nhũn thì thôi.

+ Đến khi nước sôi, vớt hết xương cá ra, bỏ vào đó cả 2 phần gạo tẻ và gạo nếp. Nấu cháo trong khoảng 20-25 phút. Chờ đến khi hạt gạo mềm và nở hết ra thành cháo thì bắt đầu đổ nguyên liệu vào.

– Bước 3: Sơ chế nguyên liệu cá hồi và bí đỏ

Trong lúc chờ cháo chín, mẹ có thể tranh thủ chế biến cá hồi và bí đỏ. Cách làm như sau:

+ Mẹ vớt cá hồi ra khỏi bát nước có gừng, để cho ráo nước, sau đó cắt thành miếng nhỏ vừa cho trẻ tập ăn. Đặt chảo lên bếp, cho dầu oliu và hành khô vào đó, đảo đều tay cho đến hành khô có mùi thơm thì đổ cá hồi vào. Khi cho phần thịt cá hồi vào chảo hành, mẹ nhớ đảo đều tay trong khoảng 5-10 phút. Không nên làm cá bị cháy vì như thế có thể làm giảm chất dinh dưỡng vốn có. Khi cá hồi gần chín, mẹ cho thêm 1 chút nước mắm (hoặc gia vị tùy ý) cho trẻ dễ ăn, chú ý không cho trẻ 1 tuổi ăn quá mặn bởi điều này ảnh hưởng không tốt thận của bé.

+ Đối với bí đỏ, mẹ rửa sạch, để cho ráo nước, sau đó cắt thành từng lát mỏng, nhỏ dễ ăn. Mẹ có thể đun nhừ bí đỏ bằng một ít nước, sau đó dùng muỗng nghiền nát bí đỏ ra. Chờ đến khi cháo chín, mẹ sẽ đổ cả phần thịt cá và bí đỏ (đã nghiền) vào nấu cùng.

– Bước 4: Cho cá hồi và bí đỏ đã sơ chế vào nấu cùng cháo

Khi cháo chín, mẹ thực hiện thao tác đổ phần thịt cá hồi và bí đỏ (đã sơ chế ở trên) vào nấu cùng. Tiếp tục đun nấu cho đến khi nào cháo sôi thì thôi, quá trình này diễn ra trong khoảng 10-15 phút.

Mẹ đổ cháo cá hồi + bí đỏ ra bát, đổ thêm 1 thìa cafe nhỏ dầu oliu vào bát cháo, khuấy đều tay. Đến khi cháo nguội bớt thì cho trẻ thưởng thức. Món cháo cá hồi + bí đỏ được xem là thơm ngon và bổ dưỡng nhất dành cho bé 1 tuổi, không những tốt cho hệ tiêu hóa của bé, tăng cường sức đề kháng, mà còn bổ não, sáng mắt, giúp bé lớn nhanh thông minh – khỏe mạnh.

Nấu cháo hàu cho bé 1 tuổi

Trẻ 1 tuổi là giai đoạn thích hợp nhất để làm quen với hải sản. Trước 12 tháng tuổi, mẹ không nên cho bé ăn thực phẩm có vị tanh như: cá, tôm, ốc, trai, hến, hàu,… vì lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa thực sự ổn định, dễ bị các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, đau bụng, đi ngoài phân sống,…) do thủy hải sản gây ra. Từ 12 tháng tuổi trở đi, hệ tiêu hóa của bé có thể tiếp nhận với hải sản như một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.

Giá trị dinh dưỡng của hàu biển được mô tả như sau: Cứ 100 hàu biển tươi sống có 10.9 gam protein, 1.5gam chất béo, carbohydrates, vitamin A, B1, B3, C, D, có tác dụng chống viêm, tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Cháo cá hồi thích hợp với trẻ thấp còi nhẹ cân, suy dinh dưỡng hoặc có sức đề kháng kém, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Cách nấu cháo cho trẻ 1 tuổi từ hàu biển vô cùng đơn giản, mẹ không tốn nhiều thời gian công sức lại có được món cháo bổ dưỡng cho bé thưởng thức. Các bước tiến hành như sau:

– Hàu tươi: 2-3 con (có thể nhiều hơn, tùy vào khẩu phần ăn của bé)

– Gạo nếp (khoảng 20 gam), gạo tẻ (khoảng 50gam). Mẹ có thể không sử dụng gạo tẻ cũng được.

– Hạt sen: 30gam

– Cà rốt: 1/2 củ

– Gừng, tỏi, hành khô, hành lá

– Các loại gia vị: dầu ăn, nước mắm (nên sử dụng sản phẩm dành cho trẻ em).

– Bước 1: Sơ chế hàu biển tươi sống

+ Hàu biển thường lẫn nhiều bùn đất, lại ngậm kín miệng, do đó mẹ sẽ gặp khó khăn trong vấn đề sơ chế hàu biển. Cách tốt nhất là: rửa sạch hàu biển bằng nước lã, ngâm nó trong nước đá khoảng 1-2 tiếng đồng hồ. Chờ đến khi hàu mở miệng thì tách riêng phần thịt ra, bỏ đi phần vỏ bên ngoài.

+ Rửa sạch thịt hàu bằng muối, tráng qua nước lã để hàu giảm bớt vị mặn của muối, sau đó mới cắt thành miếng nhỏ vừa cho trẻ ăn.

– Bước 2: Nấu cháo trắng từ gạo nếp và gạo tẻ

+ Vo gạo bằng nước sạch, ngâm trong nước lã khoảng 1-2 tiếng đồng hồ. Đến khi gạo mềm thì vớt ra, để cho ráo nước.

+ Chuẩn bị 1 chiếc nồi, đổ vào đó 1 lít nước. Đun đến khi nước sôi thì đổ gạo vào đó. Đun đến khi nào gạo nở hết ra và nhuyễn thành cháo thì được. Trong lúc chờ cháo chín, mẹ có thể sơ chế dần thịt hàu và các loại rau.

– Bước 3: Sơ chế thịt hàu và rau củ quả

+ Đối với cà rốt, mẹ đem rửa sạch, để cho ráo nước, sau đó chọn 1 trong 2 cách sơ chế sau: Một là cắt nhỏ cà rốt thành hình hạt lựu (đối với bé nhai nuốt tốt); Hai là xay sinh tố nhuyễn ra rồi nấu cùng cháo (đối với bé chưa có khả năng nhai nuốt tốt).

+ Đối với các nguyên liệu tỏi, gừng, hành khô, mẹ đem rửa sạch, bóc vỏ, rồi băm nhuyễn thành một hỗn hợp chung. Hành lá cũng rửa sạch, để cho ráo nước, sau đó cắt thành từng khúc nhỏ (càng nhỏ càng tốt, có thể băm nhuyễn). Hạt sen rửa sạch, bóc đi lớp vỏ bên ngoài, loại bỏ phần nhân ở giữa.

+ Đặt chảo lên bếp, cho vào đó một ít dầu oliu cùng hỗn hợp tỏi + gừng + hành khô, đảo đều tay cho đến khi hỗn hợp có mùi thơm thì đổ hàu biển vào. Xào đến khi nào hàu biển có cảm giác săn lại thì tắt bếp.

– Bước 4: Đổ các nguyên liệu đã sơ chế vào nấu cháo

+ Khi nấu cháo được 15 phút, mẹ đổ hạt sen và cà rốt vào trước.

+ Đun tiếp nồi cháo chừng 15 phút, khi nào cháo chín thì đổ hàu biển vào.

+ Quấy đều tay cháo và hàu biển trong khoảng 5-10 phút rồi tắt bếp.

Mẹ đổ cháo hàu ra bát, trộn đều hành lá đã thái nhỏ (hoặc băm nhuyễn) vào cháo. Thêm 1 thìa nhỏ dầu oliu để kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Chờ đến khi cháo nguội bớt thì cho bé thưởng thức. Cháo hàu có hương vị thơm ngon đặc trưng, cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau khi bị ốm.

Món cháo thịt bò với bông cải xanh cho bé 1 tuổi

Thịt bò là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người dùng. Người bị bệnh thiếu máu, suy nhược sức khỏe, gầy yếu nên tăng cường sử dụng thịt bò mỗi ngày. Trong 100 gam thịt bò chứa đến 11.8 gam chất béo, 217 Kcal, 61% lượng nước, 26.1 gam protein, không có carbohydrate, đường và chất xơ khác.

Bông cải xanh là món ăn yêu thích của rất nhiều người. Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa của người dùng, bông cải xanh còn được biết đến như nguồn dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Trong 100 gam bông cải xanh chứa 34 Kcal, 89% là nước, 2.8 gam protein, 6.6 gam carbohydrate, 1.7gam đường, 2.6gam chất xơ, 0.4gam chất béo, 0.02gam chất omega-3, 0.02gam chất omega-6,… Nếu kết hợp thịt bò với bông cải xanh trong cách nấu cháo cho bé 1 tuổi, thì chắc chắn đây sẽ là món ăn bổ dưỡng nhất dành cho bé. Cách nấu cháo thịt bò và bông cải xanh như sau:

– Thịt bò: 50 gam

– Bông cải xanh: 50 gam

– Gạo tẻ: 1/2 chén ăn cơm

– Gạo nếp: 1/4 chén ăn cơm (Mẹ có thể không sử dụng gạo nếp cũng được).

– Dầu oliu cho trẻ em

– Nước mắm, gia vị, phù hợp với khẩu vị của bé.

– Bước 1: Nấu cháo trắng từ gạo tẻ và gạo nếp

+ Vo gạo nếp và gạo tẻ chung với nhau, để cho ráo nước. Ngâm gạo tẻ và gạo nước trong nước lã khoảng 1-2 tiếng đồng hồ, cho đến khi nào gạo nở hết ra thì thôi.

+ Đặt một nồi nước lên bếp, đun sôi nước rồi đổ gạo vào.

+ Đun cháo trên lửa nhỏ, đậy kín nắp nồi, chờ đến khi gạo nhuyễn thành cháo thì đổ nguyên liệu đã sơ chế vào.

– Bước 2: Sơ chế thịt bò và bông cải xanh

+ Đối với bông cải xanh, mẹ đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn. Vớt rau ra, chờ cho ráo nước thì cắt nhỏ.

+ Đối với thịt bò, mẹ đem rửa sạch, băm nhuyễn. Đặt chảo lên bếp, đổ vào đó một ít dầu oliu xào cùng thịt bò. Lưu ý chỉ xào thịt bò cho đến khi tái thì thôi, không xào thịt bò quá chín hoặc làm nát thịt bò. Khi nào thịt bò đạt đến mức tái chín, mẹ đổ thêm 1 chút nước mắm (hoặc gia vị tùy chọn) nhằm giúp bé ăn ngon miệng hơn.

+ Cho tất cả nguyên liệu bông cải xanh + thịt bò vào xay sinh tố. Chờ đến khi cháo chín thì đổ hỗn hợp bông cải xanh + thịt bò vào nấu cùng.

– Bước 3: Nấu cháo cùng thịt bò và bông cải xanh

+ Chờ đến khi cháo chín, mẹ bắt đầu đổ nguyên liệu thịt bò + bông cải xanh vào nấu cháo cùng. Quấy đều tay tất cả nguyên liệu trong khoảng 10 phút thì tắt bếp.

+ Mẹ đổ cháo ra bát, trộn thêm 1 thìa cafe nhỏ dầu oliu. Dầu oliu có tác dụng kích thích trẻ ăn ngon miệng, tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Chờ đến khi cháo nguội thì cho trẻ thưởng thức.

Cháo thịt bò và bông cải xanh là món ăn bổ dưỡng, thích hợp với trẻ 1 tuổi. Trẻ ăn ngon miệng, tăng cân đều đặn, phát triển một cách khỏe mạnh. Chất xơ có trong bông cải xanh hạn chế biểu hiện táo bón, rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, giúp trẻ 1 tuổi hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Những món cháo thơm ngon bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe của trẻ em được chia sẻ tại Blog chúng tôi . Cha mẹ có thể truy cập website chính thức để tham khảo thông tin.

Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Cháo Vịt Cho Bé Thơm Ngon, Đầy Dinh Dưỡng Giúp Bé Mau Lớn trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!