Cập nhật thông tin chi tiết về Các Món Ngon Chế Biến Từ …Chao mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Vịt nấu chao
Nguyên liệu cho món vịt nấu chao bao gồm: – 1/4 con vịt – 1 miếng khoai môn
– Chao đỏ hoặc chao trắng.Các nàng ra những hàng khô ấy, họ có bán chao đóng lọ sẵn, mình thì thường hay mua ở chợ Thành Công. – Chanh, ớt, rau muống, bún tươi – Nước mắm, muối, tiêu, đường, bột ngọt. Khi có thịt vịt rồi, nếu vịt có nhiều mỡ chúng ta lóc bỏ bớt mỡ bám vào phần da thịt. Chúng ta chặt thành từng miếng lớn. Ướp vịt cùng tỏi tươi bằm nhuyễn, đã gọi là vịt nấu chao thì gia vị chủ yếu sẽ là chao, các nàng ướp 1/4 con vịt là 4 miếng chao nhỏ, và phần nước chao chúng ta cũng có thể sử dụng luôn.Bây giờ chúng ta cho vào đây 1 chút xíu nước mắm ngon, chút xíu muối, 1 tí đường và chút xíu bột ngọt.
Sau đó chúng ta tiếp tục cho thêm nước trên thịt vịt khoảng 1 đốt ngón tay và đun thật nhỏ lửa, Khi nào thịt vịt bắt đầu mềm, chúng ta bắt đầu cho khoai. Phần khoai để cho vào vịt là khoai môn, các bạn cắt thành từng miếng lớn, mình thường hấp sơ phần khoai.
Khi nước trong nồi sôi, chúng ta lại cho thêm 1 phần nước nữa, trên thịt vịt khoảng 1 đốt ngón tay. Đợi nước trong nồi sôi trở lại, các nàng sẽ giảm nhỏ lửa, đun liu riu khoảng 15 phút. Lúc này các nàng sẽ nêm gia vị 1 lần nữa, nếu nhạt cho thêm 1 xíu muối, đường, bột ngọt, các nàng đừng cho thêm nước mắm hoặc chao vì nếu cho thêm chao mùi sẽ bị nặng, nước mắm thì sẽ bị chua. Các bạn nấu đến khi khoai chín mềm.
Với bí quyết nấu món vịt nấu chao này,các bạn thấy rất dễ thực hiện phải không nào, khi dùng chúng ta có thể dùng nóng và dùng chung với bún hoặc cơm. Những ngày trời mưa mà có 1 nồi vịt nấu chao ngồi cùng nhau ăn lai rai thì không có gì tuyệt bằng. Vịt nấu chao còn được dùng như món món lẩu ăn kèm rau muống đấy các nàng ạ 🙂
Tin tức khác
Các Món Ngon Chế Biến Từ Quả Mướp
Những quả mướp có hương thơm riêng không chỉ hợp với canh cua mà khi nấu cùng tôm khô cũng rất ngọt, mát lành, vừa giúp da trắng sáng, ngăn lão hóa
1. Món canh hoành thánh mướp xanh
Món hoành thánh có thể để ngăn đá dùng dần khoảng vài ngày. Vừa tiết kiệm thời gian nấu vừa dễ ăn dễ chế biến.
Nguyên liệu
- 50 lá hoành thánh
- 100 gram tôm tươi
– 20 gram thịt xay
– Hành lá, hạt nêm, tiêu, muối,đường
– 1 quả mướp
Cách làm
Tôm tươi bóc vỏ băm nhuyễn trộn chung với thịt xay. Cho vào 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng muối, 1 muỗng đường, 2 muỗng tiêu, hành lá cắt nhỏ bỏ vào trộn đều.
Gói từng lá hoành thánh thành hình
Nấu nước sôi cho mướp vào nêm gia vị vừa ăn. Cho hoành thánh vào. Khi hoành thánh nổi lên là chín.
2. Canh cua rau đay, mồng tơi, mướp
Nguyên liệu
– 250 g rau đã lặt, rửa sạch (rau đay, rau mồng tơi hay rau tập tàng… tuỳ thích)
– 1 trái mướp
– 300g cua
– 1,5 l nước
– Hành tím (hành hương, hành khô)
Cách làm
Rau xắt nhỏ vừa ăn. Mướp xắt khoanh xéo chẻ đôi lại cho vừa ăn
Cua cho nước vào quậy đều lọc lấy nước, bỏ xác cua.
Cho nước cua vào nồi đem nấu để lửa vừa, lửa lớn quá dễ bị trào và riêu cũng dễ bị bể nhỏ. Khi thấy nước cua đã kết tụ lại thành riêu thì cho vài lát hành tím đập dập vào, nêm gia vị, gạt riêu cua sang một bên, nước sôi lại thì cho mướp vào trước. Mướp sắp chín thì cho rau vào, nhắc xuống (ko để lâu mướp và rau nhừ quá sẽ mất ngon.) cho đầu trắng hành lá xắt nhỏ vào
Nếu nấu theo kiểu Bắc thì mình thấy thường có cho một chút mắm tôm vào để nêm canh (mắm tôm cho chút nước vào quậy đều để lắng lấy nước trong ở trên cho vào nêm canh). Miền bắc hay nấu canh cua với rau đay, trong nam thì nấu với rau dền hay rau tập tàng (nhiều loại rau).
3. Món cháo cá khế, mướp hương
2 nguyên liệu này kết hợp tạo nên món cháo thơm lừng, ngọt dịu nhẹ.
Nguyên liệu
– Cá khế
– Chút nghệ bột
– Mướp hương, cắt khúc dài cỡ ngón tay là vừa
Cách làm
Rửa sạch và phi lê cá, để ráo. Cho chút nén vào phi thơm với dầu, cho cá vào, lật cá vàng nhẹ 2 mặt. Thêm nước vào đun sôi, thêm mướp, bột nghệ vào. sôi thêm tí nữa thì thêm nước mắm vừa ăn
4. Canh mướp nầu nấm rơm, đậu hũ
Nguyên liệu
– 150 g nấm rơm
– 1 miếng đậu hủ
- 1 trái mướp
- 1 lít nước dùng
Cách làm
Nấm rơm mua về gọt ngâm muối, rửa sạch. Đậu hủ rửa rồi cắt miếng
Mướp cắt miếng
Cho nấm, đậu hủ vào nồi cho thêm nước dùng gà, nấu sôi nêm nếm, cho mướp vào
5. Canh mướp sườn heo
Nguyên liệu
- 500 g sườn chặt khúc nhỏ
– 500 hương (2 quả mướp cỡ vừa)
– 4 muỗng canh nước mắm
– 1 L nước lọc
– Vài cọng hành lá
Cách làm
Cho sườn heo vào trong nồi cùng 1lít nước lọc và nấu lửa to trong 30 phút hoặc cho đến khi thịt sườn mềm như ý
Mướp bào vỏ, rửa sạch, rồi dùng dao bào mỏng mướp. Mình làm thế này cho con nít cũng ăn được mướp mà không bị mắc nghẹn vì miếng mướp to
Khi sườn đã mềm như ý, cho mướp bào vào, nấu tiếp cho đến khi nước sôi lại, nêm với nước mắm cho vừa ăn, tắt bếp, cho hành lá đã rửa sạch thái nhỏ vào
6. Canh mướp nấu tôm khô
Nguyên liệu
– 2-3 quả mướp hương.
– 100g tôm khô, 10-20 hạt kỳ tử, gia vị…
Cách làm
– Mướp gọt vỏ, bổ đôi rồi thái vát miếng vừa ăn.
– Tôm khô để vào bát, đổ nước ấm cho ngập. Ngâm khoảng 20 phút.
– Dùng tay bóp nhẹ tôm, để ra hết cát, cặn bẩn, vắt khô. Sau đó, cho tôm vào cối giã nhẹ.
– Phi thơm ít hành củ khô, nhớ cho thật ít dầu. Tiếp đến cho nước vừa đủ dùng (nếu có nước xương càng ngon), thêm tôm khô, đun sôi.
– Nồi canh sôi thì hạ bớt lửa, để liu riu để tôm ra chất ngọt. Sau đó thả mướp, nêm gia vị.
– Khi ăn rắc ít hạt tiêu, hành lá cắt nhỏ.
7. Canh mướp nấu nghêu
Nguyên liệu
– Mướp hương 1quả
– Đậu Hà Lan 100g
– 1 ít hạt kỷ tử
– nghêu 350g
– Hạt nêm
Cách làm
– Nghêu mua về cọ rửa sạch, ngâm cho hết cát
– Đặt nửa nồi nước lên bếp, cho vài lát gừng, cho nghêu vào. Đun nước sôi nghêu sẽ mở miệng. Con nào không mở miệng thì loại bỏ.
– Vớt nghêu ra bát.
– Phần nước luộc nghêu chắt lấy nước trong, bỏ gừng và phần cặn dưới đáy.
– Mướp nạo vỏ thái miếng dày.
– Đậu Hà Lan rửa sạch.
– Cho nồi nước luộc nghêu lên bếp đun, nêm chút hạt nêm rồi cho mướp, đậu Hà Lan và hạt kỷ tử vào. Nấu sôi trong 1 phút.
– Sau đó cho nghêu vào cùng. Nêm nếm lại vừa ăn, nước sôi thì tắt bếp.
Lưu ý: nghêu đã đậm sẵn nên bạn chú ý nêm độ mặn vừa phải
Bát canh ngọt mát bổ dưỡng, màu mướp xanh mướt điểm sắc đỏ mọng của hạt kỷ tử. Thật hấp dẫn.
8. Canh mướp nấu lạc
Nguyên liệu
– 2 quả mướp hương khoảng 500 gam. Nên chọn mướp hương vì mướp hương sẽ giúp cho món canh thơm ngon hơn rất nhiều.
– 100 gam lạc đã tách vỏ
– Hành lá, rau mùi
– Gia vị: Dầu ăn hoặc dầu olive, hạt nêm, bột canh.
Cách làm
1. Ngâm lạc vào nước ấm làm mềm lạc cho đến khi lớp vỏ lụa bên ngoài hơi tróc ra là được. Cho lạc vào cối, giã sơ.
2. Vì chúng ta dùng mướp hương còn non để nấu nên các bạn chỉ cần cạo nhẹ lớp vỏ bên ngoài quả mướp để mướp không bị cứng khi ăn và vẫn giữ được sự giòn, thơm của hương mướp non. Sau đó rửa sạch mướp, thái lát thành từng miếng vừa ăn.
3. Hành lá, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.
Sau đó bạn cho vào nồi 400 ml nước đun sôi, đun thêm 5 phút cho lạc mềm hẳn thì bạn thả mướp vào nồi, đợi canh sôi trở lại thì tắt bếp.
Bạn cho rau mùi, hành lá vào nồi
Những món chế biến từ quả mướp rất thích hợp cho những ngày hè nóng nực như hiện nay
Theo Cookdap.com
Cách Chế Biến Các Món Ngon Từ Răng Mực
Răng mực là cục tròn tròn trên đầu con mực. Hiện nay răng mực là món ăn khoái khẩu của nhiều người và đặc biệt các bạn tuổi teen. Răng mực chế biến khá nhiều món ngon hấp dẫn như răng mực xào hành, răng mực xào sa tế, răng mực nướng xiên que, răng mực xào. Bên cạnh món răng mực thì chúng ta khổng thể không kể đến mọn mực tươi nướng muối ớt, Mực khô nướng cũng rất là ngon.
CÁCH CHẾ BIẾN CÁC MÓN NGON TỪ RĂNG MỰC
Với giá 220000/kg loại răng mực lớn. Hãy gọi cho chúng tôi : 0972 537 837 / 096 956 0551
1) Răng mực chiên nước mắm
Răng mực
ướp gia vị muối, bột ngọt, giấm, đường trộn đều chờ thấm gia vị khoảng 30 phút. Cho dầu ngập chảo, chiên vàng răng mực. Vớt ra để ráo, xóc qua nước mắm, tiếp tục chiên (đảo thật nhanh tay) thêm một lần nữa là được. Ăn kèm tương ớt, hay tương cà.
2) Răng mực nướng xiên que
Răng mực
ướp gia vị tiêu, ớt, muối, bột ngọt cho thấm. Xiên răng mực vào que tre, nướng trên than hồng. Khi nướng nhớ phết thêm chút (dầu ăn pha mật ong) lên trên cho thơm. Răng mực chín vàng là được. Ăn kèm đồ chua, tương ớt.
3) Răng mực xào bơ tỏi
Răng mực ướp gia vị ớt, muối, bột ngọt. Phi tan chảy bơ, cho răng mực vào xào quăn, gần được cho tỏi vào xào thơm. Răng mực vàng là được. Trút răng mực ra dĩa, rắc thêm mè rang lên trên. Ăn kèm bánh tráng, tương ớt, đồ chua.
Cách Chế Biến Các Món Ngon Từ Đậu Phụ
Ăn chay thực chất là chế độ ăn uống không sử dụng những loại thịt động vật và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, phòng chống nhiều bệnh tật nguy hiểm như ung thư, tim mạch… Ăn chay không chỉ giúp bạn trẻ thêm vài tuổi so với tuổi thực, nhiều người còn coi đây là liều thuốc phòng tránh bệnh nguy hiểm.
Rất nhiều người cho rằng, ăn chay sẽ khiến cơ thể gầy yếu, xanh xao. Tuy nhiên, đây thực sự là một quan niệm hết sức sai lầm. Thực đơn ăn chay, dù đơn giản hay cầu kỳ cũng đều không thiếu chất, nhất là chất đạm – loại chất quan trọng nhất trong cơ thể mỗi người. Vào tháng 7 âm lịch hàng năm, chúng ta vẫn dành ra môt vài ngày để ăn chay như một cách báo hiếu cha mẹ, đồng thời để tĩnh tâm, thanh lọc cơ thể.
Ăn chay đúng cách, không chỉ giúp cơ thể phòng tránh bệnh tật mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng để não bộ phát triển, có đầy đủ chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Khi ăn chay, bạn sẽ có một trái tim khỏe mạnh, tránh khỏi tiểu đường, phòng chống xơ vữa động mạch từ những chất béo có hại có nguồn gốc từ động vật. Những món ăn chay thường rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất nên rất lành tính, thanh lọc cơ thể, thải bớt độc tố ứ đọng trong cơ thể để sống khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ.
Đây cũng là một cách ăn uống để bạn duy trì vóc dáng mảnh mai, gọn nhẹ và thanh thoát hơn. Ngoài ra, chế độ ăn này cũng giúp bạn trở nên lạc quan, yêu đời hơn, dễ trút bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi ta trí hơn.
Trong chế độ ăn chay, những sản phẩm từ đậu phụ được ưa chuộng hơn cả. Có thể nói, khi nhắc đến ăn chay, người ta sẽ nghĩ ngay đến đậu phụ, sữa đậu nành… Vì sao những thực phẩm được chế biến từ đậu phụ lại tốt cho người ăn chay đến vậy?
Nguyên nhân đậu phụ là lựa chọn số 1 cho người ăn chay
Đậu nành là một thực phẩm rất giàu chất xơ, vitamin B, canxi và axit béo omega-3. Nhà nghiên cứu dinh dưỡng Mark Messina (Mỹ) cho biết, khoảng 30% phụ nữ trong độ tuổi từ 20-69 và 40% phụ nữ từ 70 tuổi trở lên không ăn đầy đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể. Ông cũng khẳng định, nếu như trước đây chế độ ăn protein động vật và thực vật tại Mỹ theo tỷ lệ 70:30 thì nay đã cân bằng 50:50. Nói như vậy để thấy rằng, loại protein chứa trong đậu phụ rất quan trọng cho sức khỏe mỗi người. Đối với ăn chay, vốn không sử dụng những thực phẩm có nguồn gốc động vật thì việc bổ sung đậu phụ là vô cùng cần thiết để sống khỏe mạnh.
– Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện dịch tễ học Mỹ cho biết, những người ăn chay thường xuyên ăn đậu phụ trong chế độ ăn của họ ít có nguy cơ bị bệnh ung thư, bao gồm ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư đại trực tràng.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Georgetown (Mỹ)tiến hành một cuộc khảo sát và thấy rằng, ăn đậu phụ thường xuyên, điều độ giúp giảm nguy cơ bị ung thư vú. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, sử dụng 3 khẩu phần đậu phụ mỗi ngày đem lại nhiều ích lợi cho phụ nữ có nguy cơ hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú.
– Phòng chống bệnh tim mạch
Protein chứa trong đậu phụ làm giảm cholesterol, tăng cường chức năng động mạch vành, và làm giảm nguy cơ bệnh tim. Lượng omega-3 và omega-6 chứa trong đậu phụ giúp điều hòa huyết áp và nhịp tim, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Isoflavones chứa trong đậu phụ chống oxy hóa và bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ bệnh mạch vành, giảm 16% sự phát triển của xơ vữa động mạch.
Theo cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA), việc bổ sung 25g protein từ đậu phụ hàng ngày sẽ giúp bạn giảm lượng chất béo bão hòa, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ở châu Á, đậu phụ, sữa đậu nành và các chế phẩm khác từ đậu phụ được sử dụng rất phổ biến. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân người dân châu Á có tỷ lệ mắc ung thư, tim mạch ít hơn ở châu Âu, Hoa Kỳ.
– Tăng cường mật độ xương
Các isoflavones có trong các loại thực phẩm đậu phụ có thể cải thiện duy trì mật độ xương. Do đó chúng hoàn toàn có thể thay thế đạm động vật bằng protein chứa trong các chế phẩm từ đậu phụ , tăng cường canxi, củng cố sức mạnh của xương khớp.
Đậu phụ chứa protein chay. Sách dạy nấu ăn chay cũng cho thấy các công thức nấu ăn từ đậu phụ dựa trên nguồn đạm thực vật dồi dào và đáng quý này như là một cách để cải thiện sức khỏe xương cũng như nhiều bộ phận, cơ quan khác trong cơ thể, từ đó giúp gia tăng tuổi thọ.
Nghiên cứu của dịch tễ học cũng cho thấy, tỷ lệ gãy xương ở phụ nữ châu Á thấp hơn rõ rệt so với phụ nữ phương Tây. Theo đó, phụ nữ ăn nhiều đậu phụ sẽ giúp tăng mật độ khoáng tại các đốt sống 1,2 đến 1,4 lần.
– Điều trị chứng mãn kinh
Đậu phụ là một thực phẩm không thể thiếu với người ăn chay nói chung và cũng đặc biệt cần thiết cho tất cả chị em phụ nữ, nhất là trong giai đoạn mãn kinh.
Đậu phụ có isoflarm còn gọi là estrogen thực vật (phytoestrogen); hoạt chất này góp phần làm cân bằng hormon ở phụ nữ mãn kinh, cải thiện rõ rệt các triệu chứng khác của tuổi mãn kinh như: Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, trầm cảm, khô âm đạo…
Từ những lý do trên, đậu phụ được khẳng định là thực phẩm số 1 của người ăn chay. Không chỉ có tác dụng phòng chống nhiều loại bệnh tật, đậu phụ còn được chế biến dưới nhiều món, nhiều dạng thức ăn, giúp người ăn chay luôn hào hứng và không cảm thấy nhạt nhẽo với chế độ ăn uống của mình.
Tác dụng của các món ngon từ đậu phụ tốt cho sức khỏe của bạn thế nào?
1. Bạn biết gì về đậu phụ?
Đậu phụ được làm từ sữa đậu phụ đông, không chứa gluten và ít calo. Đây là món ăn quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết hết những giá trị dinh dưỡng của món ăn này.
Một khối đậu phụ khoảng 122g chứa các thành phần dinh dưỡng:
177 calo
2mg kẽm
3,35mg sắt
178mg kali
65mg magiê
421mg canxi
15,57g protein
282mg phốt pho
12,19g chất béo
5,36g carbohydrate
27mcg (microgam) folate, DFE
Đậu phụ cũng cung cấp một lượng nhỏ thiamin, riboflavin, niacin, vitamin B6, choline, mangan và selen. Ngoài ra, đậu phụ cũng là một nguồn protein hoàn chỉnh nên có thể cung cấp tất cả các axit amin thiết yếu trong chế độ ăn uống. Hơn nữa, đậu phụ cũng cung cấp cho bạn nhiều chất béo không bão hòa đa lành mạnh, đặc biệt là axit alpha-linolenic omega-3.
3. Các loại đậu phụ
Đậu phụ có hai loại là đậu phụ thường và đậu phụ non. Đậu phụ thường sẽ hơi cứng và có thể giữ được hình dạng tốt hơn khi nấu. Vậy nên loại đậu phụ này phù hợp với các món chiên xào. Đậu phụ non mềm hơn và dễ bị vỡ nên phù hợp hơn với các món canh và hầm.
4. Tác dụng của đậu phụ
Đậu phụ chứa nhiều chất dinh dưỡng nên rất tốt cho sức khỏe với các lợi ích sau đây:
Chất isoflavine trong đậu phụ có thể giúp giảm mức cholesterol xấu LDL. Vậy nên, việc tiêu thụ đậu phụ hàng ngày có thể giúp bạn duy trì cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI) và lượng cholesterol, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Tiêu thụ protein từ đậu phụ thay cho protein động vật còn có thể giúp bạn giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và huyết áp cao. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết bạn nên ăn ít nhất 25g protein đậu phụ mỗi ngày để kiểm soát mức cholesterol.
Một số nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm đã cho thấy genistein và isoflavone chứa nhiều trong đậu phụ có chức năng chống oxy hóa. Điều này có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Tuy từng có thông tin đậu phụ có thể dẫn đến ung thư vú do isoflavone có cấu trúc hóa học tương tự như estrogen và nồng độ estrogen cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, song nếu bạn tiêu tụ ít hơn 350g mỗi ngày thì việc ăn các sản phẩm từ đậu phụ không hề gây ảnh hưởng.
Những người mắc tiểu đường tuýp 2 thường gặp bệnh thận, từ đó khiến cơ thể bài tiết quá nhiều protein qua nước tiểu. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người chỉ tiêu thụ protein đậu phụ bài tiết ít protein hơn so với những người chỉ tiêu thụ protein động vật. Vậy nên, thói quen ăn đậu phụ điều độ mang đến lợi ích cho bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2.
Protein, và đặc biệt là protein trong đậu phụ, có thể cải thiện chức năng thận và mang lại lợi ích cho những người đang chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Đậu phụ ngoài chứa nhiều protein còn có khả năng giảm nồng độ lipid trong máu nên có tác dụng tích cực với những người mắc bệnh thận mãn tính.
Isoflavone trong đậu phụ có thể giúp bạn tăng mật độ khoáng trong xương, đặc biệt là sau khi mãn kinh. Điều này sẽ giúp bạn giảm được tình trạng loãng xương do tuổi tác.
Một nghiên cứu trên chuột đã cho thấy đậu phụ có thể giúp ngăn ngừa tổn thương gan do các gốc tự do gây ra.
Một số nghiên cứu cho rằng tiêu thụ đậu phụ chứa nhiều phytoestrogen và genistein có thể giúp đối phó với triệu chứng mãn kinh như bị bốc hỏa.
3 món ngon được chế biến từ đậu phụ cực đơn giản
Đậu phụ có vị thanh nhạt trung tính nên rất dễ kết hợp với những nguyên liệu khác để tạo nên một món ăn hấp dẫn. Nếu bạn cần một món mới lạ để bổ sung cho cơ thể những tác dụng của đậu phụ thì hãy tham khảo những công thức sau.
1. Đậu phụ hấp tôm
Chỉ với hai nguyên liệu chính là đậu phụ và tôm, bạn đã có thể nấu được một món ăn nóng sốt rồi.
1 miếng đậu phụ
3 cây hành lá đã xắt nhỏ
20g tôm khô đã rửa sạch
4 củ hành khô thái lát
Nước tương
Dầu hào
Dầu ăn
Cách làm:
– Đậu phụ mua về rửa sạch rồi để ráo. Sau đó, bạn hấp đậu phụ trong 5 phút. Nếu bạn để đậu phụ trong bát để hấp cách thủy thì nhớ chắt hết nước trong bát sau khi hấp.
– Đun nóng dầu ăn trong chảo để phi hành đã cắt lát. Khi hành vàng, bạn vớt hành ra một đĩa riêng.
– Bạn dùng chảo vừa phi hành để xào tôm khô cho đến khi có mùi thơm.
– Rưới dầu hào, nước tương lên trên miếng đậu phụ hấp. Sau đó, bạn rắc tôm khô, hành phi và hành lá tươi xắt nhỏ lên trên đậu rồi thưởng thức. Bạn có thể thưởng thức món này với cơm trắng.
2. Đậu phụ sốt trứng muối
Kết hợp trứng muối với đậu phụ sẽ tạo nên một món rất lạ miệng và thú vị đấy.
– Trứng vịt muối rửa sạch rồi luộc chín. Sau đó, bạn vớt trứng ra ngâm vào nước lạnh cho nguội rồi bóc vỏ lấy lòng đỏ trứng.
– Bạn dùng thìa tán nhuyễn lòng đỏ trứng.
– Hành lá cắt rễ, rửa sạch, thái nhỏ rồi để riêng phần đầu trắng.
– Đậu phụ rửa sạch, để ráo nước, xắt miếng rồi chiên vàng các mặt. Khi đậu đã chín, bạn vớt ra đĩa để riêng.
– Gạn bớt dầu ăn trong chảo rồi cho phần đầu hành trắng vào phi thơm cùng lòng đỏ trứng muối đã tán nhuyễn.
– Bạn thêm khoảng 2 thìa nước sôi, chút bột nêm, bột ngọt vào chảo và dùng đũa đánh bông hỗn hợp. Sau đó, bạn nêm nếm lại sao cho vừa miệng.
– Cho phần đậu phụ đã chiên vàng ở trên trở lại chảo rồi đảo đều khoảng 3 phút để lớp sốt trứng muối bám đều quanh miếng đậu.
– Bạn có thể trình bày cho đẹp mắt và thưởng thức.
3. Canh thịt xay và đậu phụ non
Đậu hũ non mềm mềm rất thích hợp với các món canh đấy.
Cách làm:
– Bạn ướp nửa thìa hạt nêm, nửa thìa muối, chút hạt tiêu vào thịt xay rồi trộn đều. Bạn ướp thịt trong vòng 30 phút.
– Đậu phụ non rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ.
– Cà chua xắt múi.
– Thì là rửa sạch, để ráo nước rồi thái thành từng khúc ngắn.
– Đun nóng dầu ăn, đổ hành vào phi thơm rồi đổ thịt nạc xay vào xào chín.
– Đổ cà chua vào xào rồi đổ nước lạnh ngập mặt cà chua và đun sôi.
– Thêm đậu phụ non và đun lửa nhỏ để đậu không bị nát.
– Nêm nửa thìa muối, nước mắm sao cho vừa miệng.
– Tắt bếp rồi rắc thì là vào nồi canh để thưởng thức.
món ngon từ đậu phụ non
món ngon với đậu phụ và trứng
món chay ngon từ đậu phụ
cac mon ngon tu dau hu chien
đậu phụ tứ xuyên
các món chay từ đậu phụ non
cac mon an tu dau hu chien
đậu hũ
Bạn đang xem bài viết Các Món Ngon Chế Biến Từ …Chao trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!