Xem Nhiều 6/2023 #️ Bí Quyết Nuôi Con Vượt Chuẩn Của Mẹ 9X Mê Ăn Dặm Kiểu Nhật # Top 12 Trend | X-bikeman.com

Xem Nhiều 6/2023 # Bí Quyết Nuôi Con Vượt Chuẩn Của Mẹ 9X Mê Ăn Dặm Kiểu Nhật # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Nuôi Con Vượt Chuẩn Của Mẹ 9X Mê Ăn Dặm Kiểu Nhật mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhận thấy ăn dặm kiểu Nhật có nhiều ưu điểm nhưng lại cầu kỳ, bận tiện cho các mẹ bận rộn nên mẹ Phương Thảo (24 tuổi, Hà Nội) đã chọn cách kết hợp giữa ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống.

Sau giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ cần được ăn bổ sung để cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng. Giữa vô vàn các phương pháp ăn dặm phương Đông, phương Tây,…nhiều chị em bỉm sữa bị loạn và không biết nên chọn ăn bổ sung như thế nào cho cân đối, hợp lý để trẻ được phát triển tốt.

Với những bà mẹ đang và sắp có ý định cho con ăn dặm kiểu Nhật, nhất định những kinh nghiệm và trải nghiệm từ bà mẹ 9x Phương Thảo (Hà Nội) sẽ rất đáng tham khảo. Thảo có một cậu con trai rất bụ bẫm, đáng yêu tên Tôm. Tôm đã và đang hợp tác với mẹ rất tốt trong quá trình tập ăn dặm kiểu Nhật.

– Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm, Thảo lựa chọn cho bé phương pháp ăn dặm nào?

Mình cũng tìm hiểu phương pháp ăn dặm rất lâu từ hồi còn bầu, thấy có 3 phương pháp ăn dặm chủ yếu được các mẹ áp dụng là ăn dặm truyền thống (ADTT), ăn dặm kiểu Nhật (ADKN) và ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Sau quá trình tìm hiểu, mình thấy phương pháp ADKN rất hay, giúp con được tự do khám phá đồ ăn; có tính kỷ luật (không ăn rong), không ép con ăn khi không còn nhu cầu, biết nhai sớm, ăn thô đúng giai đoạn và đặc biệt là cung cấp đủ chất dinh dưỡng từ thịt cá và các loại rau củ quả để khi lớn con sẽ quen với mùi vị các loại rau.

Mình cũng cho con thử ăn dặm theo cả phương pháp BLW nhưng sau vài lần cảm giác con không ăn được lắm nên mình dừng lại. Phương pháp BLW thì các mẹ sẽ để 1 khay đồ ăn cho bé gồm rất nhiều loại: rau xanh, củ quả luộc, thịt cá trứng chiên hoặc nướng, hấp tuỳ ý căt theo vừa tầm tay bé nắm. Nhưng bé nhà mình mỗi lần để đồ ăn ra trước mặt là cầm nhìn tìm hiểu, cắn nhai qua loa xong lại cầm vứt đi nên mình nghĩ bé không hợp với kiểu BLW lắm. Nếu bé nào ăn được kiểu này cũng rất tốt, tập cảm giác cầm nắm nhai thô và nuốt thức ăn nhưng bé nhà mình lại nghịch cầm xé bóp nát rồi vứt đi.

Sau mình kết hợp giữa ADKN và ADTT vì không có nhiều thời gian chăm con như trước.

– Theo Thảo, cho bé ăn dặm kiểu Nhật có những ưu điểm và nhược điểm gì?

Nếu bận rộn thì mọi người thường cho ăn theo kiểu truyền thống, nhưng mình có thời gian chăm con hơn nên cho con ADKN. Sau vài tháng cho ăn dặm thì cũng thấy phương pháp này rất nhiều ưu điểm:

+ Cho bé ăn thô đúng thời điểm: độ thô của cháo sẽ tăng dần theo độ tuổi. Như ban đầu, mình nấu cháo tỉ lệ 1-10. Các loại thức ăn khác như rau, thịt cũng được chế biến riêng với độ thô phù hợp.

+ Ăn riêng từng loại thức ăn: Bé nhà mình ăn dặm từ lúc 5 tháng 15 ngày. Mình xay từng loại rau vào 1 bát nhỏ, cứ 1 thìa rau lại 1 thìa canh,1 thìa củ gì đó hoặc hoa quả để cho con nhận biết dần vị của từng loại thức ăn từ rau củ sau đến thịt cá

+ Theo ADKN thì tuyệt đối không ăn mặn, ăn nhạt tốt cho thận nên mình không cho gia vị vào thức ăn lúc tập ăn. Dần lớn 1 tuổi có thêm chút nước mắm của bé vào để tăng dần mùi vi

+ Đọc sách thấy ADKN dựa trên tinh thần ngồi ghế, không phải rong nên từ lúc bé biết ngồi mình chỉ cho ngồi yên trên ghế ăn dặm. Trộm vía bé nhà mình cứ ngồi vào ghế ăn chỉ 5-10 phút là hết bát cháo.

Còn nhược điểm thì mình thấy ăn theo phương pháp này mẹ sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức giai đoạn đầu. Chuẩn bị cho con từng món ăn riêng biệt, chế biến và bảo quản. Vì mình có thời gian nên ăn bữa nào làm bữa đấy, nhiều mẹ làm ra khay dự trữ đông trong ngăn đá 3 ngày.

Nhiều hôm muốn mua 1 loại rau hay củ gì đó như măng tây, củ dền đỏ phải ra siêu thị cách nhà 1 đoạn để mua vì chợ không có loại cần.

– Thời gian đầu cho bé ăn, bạn có gặp phải khó khăn gì không, bé có hợp tác với mẹ hay không?

Không biết do con mình dễ hay hợp thì ngay từ ngày đầu ăn từng loại rau củ, món gì con cũng ăn hết, hợp tác rất tích cực. Nhiều khi cứ tưởng con vẫn thèm định đi làm tiếp nhưng sợ quá khẩu phần nên mình lại thôi. Mỗi lần ăn cứ liếm mép chẹp chẹp nên tưởng vẫn đói nhưng trẻ con dưới 1 tuổi, dinh dưỡng chính vẫn là sữa, ăn dặm chỉ là tập làm quen cho bước đệm ăn thô, nhai cơm. Bình thường cho cơm là con nhai nuốt nhưng mình sợ không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hoá nên không cho ăn cơm sớm.

– Khi bé không chịu ăn, bạn có ép cho bé ăn hết khẩu phần ăn của mình hay không?

Khi bé không chịu ăn, mình cũng xót ruột lắm, từng đổ không biết bao nhiêu bát cháo đi vì có giai đoạn con không ăn cháo, cho là lắc rồi gào thét. Lúc đấy mình không cho bé ăn 2 ngày kế tiếp, giảm lượng cháo đi. Có lần còn không cho ăn luôn thì 2 hôm sau con lại ăn rất bình thường. Nếu theo phương pháp ADKN thì dựa trên tinh thần thoải mái, không căng thẳng áp lực, không ép bé ăn, không ăn là mình không cho ăn luôn. Bao công sức mình nấu mà con không ăn cũng thấy xót nhưng ép cũng không được nên tốt nhất để con đói là tự ăn.

– Bạn có mất nhiều thời gian để chuẩn bị các bữa ăn cho con hay không?

Mỗi bữa ăn mình chuẩn bị cũng không mất nhiều thời gian lắm mà chỉ đau đầu trong thay đổi các loại thực phẩm hàng ngày để làm sao để không lặp lại các món ăn trong 1 tuần. Nhưng được cái bé nhà mình ăn rất ngoan. Đến bây giờ thì cứ ngồi vào ghế ăn tập chung thì 10-15 phút là xong bát cháo nên mình cũng có nhiều động lực hơn để cho con ăn.

– Việc phân bổ các món ăn để bé không thấy ngán mà vẫn đủ chất khiến nhiều bậc phụ huynh “đau đầu nát óc”. Bạn đã giải quyết tình trạng đó như thế nào?

Như nói trên mình có nghiên cứu từ sách ăn dặm kiểu Nhật, trong đó hướng dẫn rất nhiều món mà mẹ có thể chế biến cho con theo kiểu các mẹ ở Nhật chăm con. Nhưng thực ra nhiều thực phẩm trong sách ở Việt Nam lại không có nên mình đã ngồi nghiên cứu các loại thực phẩm nào có thể kết hợp với nhau, tránh những loại kết hợp với nhau độc hại. Ví dụ như thịt bò có thể kết hợp ăn cùng với khá nhiều loại rau: bí đỏ, ngô, đậu hà lan, cà rốt, măng tây,… Mỗi bữa mình thường cho ăn 1 loại rau, 1 rau 1 loại củ hoặc 2 loại rau.

Thực đơn 1 tuổi của Tôm:

– Sáng 8h dậy 1 bữa sữa.

– 11h trưa bữa cháo.

– 1h chiều đi ngủ một ít sữa bằng ½ lúc sáng.

– 4h chiều dậy một bữa phụ (hoa quả xay, nước ép, bột yến mạch pha loãng,….)

– 6h tối bữa cháo.

– 7h tối sữa chua hoặc hoa quả.

– 8 rưỡi đi ngủ 1 bữa sữa, đêm giảm ăn hoặc ti mẹ.

– Trong quá trình cho bé theo BLW, bạn kết hợp các bữa sữa như thế nào để bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé?

Sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé dưới 1 tuổi nên mình vẫn coi trọng việc uống sữa. Mình chia nhỏ thời gian hấp thu thức ăn và thời gian uống sữa. Trộm vía bé nhà mình cũng uống được sữa ngoài. 6 tháng đầu tiên, mình cho con bú mẹ hoàn toàn, sau đó có bổ sung thêm sữa công thức và ăn dặm.

– Thường thì các mẹ chỉ hay áp dụng một phương pháp ăn dặm nhất định cho con, nhưng bạn lại kết hợp giữa ADKN và ADTT, điều này có ảnh hưởng gì đến cách ăn và dinh dưỡng của con hay không?

Ban đầu mình nghĩ nên cho con ăn theo một phương pháp. ADKN lại rất nhiều loại rau. Ban đầu hồi mới tập ăn, mình cho bé ăn từng loại một, 1 thìa rau lại 1 thìa củ, 1 thìa hoa quả để cho bé dễ nhận biết và mình có thể phân biệt được loại nào con thích ăn, loại nào không thích ăn.

Tuy nhiên, nhiều lúc bận rồi còn thời gian đi làm nên không thể chu đáo được như thời gian vẫn còn ở nhà nên mình cho con ăn kết hợp kiểu ăn truyền thống. Vẫn từng đó rau, từng đó củ xay nhuyễn nhưng khi khuấy cháo mình đổ chung vào nấu thành một. Được cái con cũng khá quen với kiểu ăn truyền thống này. ADNK thì rất cầu kì nấu xong xay xong mỗi loại riêng biệt, điều này rất bất tiện cho mẹ bận bịu công việc. Còn nếu ai muốn rút ngắn thời gian nấu nướng thì ăn theo kiểu truyền thống mình thấy vẫn tốt miễn sao đảm bảo đủ loại dinh dưỡng cần thiết cho 1 ngày của bé là được.

– Có nhiều mẹ lo sợ khi để con tự ăn như thế con sẽ ăn ít, ảnh hưởng đến sự phát triển. Từ khi ăn dặm chiều cao, cân nặng của bé nhà bạn phát triển có ổn định không?

Từ khi ăn dặm thì bé nhà mình vẫn phát triển rất đều. Có lần bế con ra siêu thị để mua đồ ăn người ta còn trêu cho ăn thế bảo sao không dài rộng. Hiện tại thì con cân nặng vẫn đạt chuẩn còn chiều cao thì cao hơn chuẩn 2 – 3 cm gì đó. Con sinh ra có 2,9kg nhưng tháng nào con cũng tăng từ 0,2 tới 0,5kg. Hiện giờ thì vẫn thừa hơn 1kg so với bảng chuẩn của WHO.

Cháo hoa thiên lý với tôm.

Cháo chim câu, rau mầm và cà rốt.

Cháo rau mầm và cá hồi.

Cháo củ dền, cà rốt và thịt lợn.

Bí Quyết Cho Con Ăn Dặm Kiểu Nhật Kết Hợp Truyền Thống Của Mẹ 9X

Đối với mỗi đứa trẻ, thời điểm bé bắt đầu chuyển sang làm quen với thức ăn là thời điểm quan trọng nhất trong sự phát triển của con. Có lẽ vì thế mà nhiều mẹ đã phải nghiên cứu rất kĩ trước khi đưa ra quyết định về cách ăn dặm cho con.

Cũng bởi vì mỗi phương pháp lại có ưu điểm khác nhau, nên một số người đã lựa chọn kết hợp hai hoặc ba phương pháp ăn dặm, trong đó có ăn dặm kiểu Nhật.

Chị Lê Thuý An (26 tuổi) cho biết, trước kia, chị từng làm công việc toàn thời gian nhưng sau khi sinh con và hết thời gian nghỉ thai sản, chị quyết định xin nghỉ để chăm con và kinh doanh thêm. Bởi “mẹ chăm con là tốt nhất” và chị muốn dành trọn thời gian cho con vì bé đang bước vào giai đoạn ăn dặm.

Chị An cho biết, bé nhà chị ăn dặm từ 5 tháng rưỡi. “Lúc bắt đầu, mình cho ăn dặm kiểu Nhật, làm cháo và rau củ quả riêng cho bé quen với mùi vị và xem bé thích và không thích gì”, chị chia sẻ. Nhưng sau hai tuần, thấy con có vẻ chán ăn, chị dừng trong hai ngày rồi tiếp tục thì con không hào hứng nữa.

Lúc này, chị chuyển sang cho con ăn dặm truyền thống. Bé nhà chị rất hợp tác. Dù đã ăn hết phần của mình nhưng muốn ăn thêm. Chị cho biết: “Hơn 6 tháng là mình bổ sung thêm một lượng ít thịt cho con”. Bữa nào cũng đầy đủ các nhóm tinh bột, đạm, rau củ, ngũ cốc, chất béo từ gạo, thịt, rau, hạt hữu cơ và dầu ăn hoặc phô mai.

Những lưu ý khi cho con ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống

Chị An cho biết, mình đã chuẩn bị rất kĩ lưỡng khi bé bắt đầu ăn dặm: “Mình thấy hào hứng khi sắm đủ đồ cho con, từ những dụng cụ nhỏ nhất”. Khi chọn lựa thực phẩm, chị luôn chọn nguyên liệu sạch, tươi ngon và đảm bảo nguồn gốc. Chị chia sẻ, thực phẩm trữ đông chỉ nên sử dụng trong một tuần và đối với món cháo của con, cần nấu và ăn trong ngày, không để sang ngày hôm sau.

Chị An cho biết, trong giai đoạn này, các mẹ chế biến thức ăn tuyệt đối không nêm mắm hay muối vào thực đơn ăn dặm kiểu Nhật của con để bảo vệ thận của con và giúp bé cảm nhận mùi vị thực phẩm. Mẹ chỉ nên làm nước dashi (nước dùng từ rau củ) hoặc nước hầm thịt (không dùng xương) để món ăn ngọt và thơm tự nhiên. Đến khi bé 8 tháng tuổi, chị sẽ nêm thêm chút gia vị hạt nêm Nhật Bản để thay đổi vị giác và món ăn hấp dẫn hơn.

Đôi khi, con lười ăn do mải chơi hay khó chịu trong người vì bị ốm, chị vẫn cho con ăn nhưng khi thấy bé không muốn ăn thì chị sẽ không ép con ăn thêm. Bé có thể dùng thêm sữa mẹ và sữa công thức để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Nhưng điều quan trọng nhất là trong bữa ăn, con phải ngồi vào ghế riêng của mình và tuyệt đối không vừa ăn vừa xem ti vi hay làm trò để xây dựng ý thức cho con từ sớm.

Dù con rất hào hứng trong chuyện ăn uống, thể hiện bằng cử chỉ đưa tay ra với đòi ănvà ăn hết phần của mình nhưng chị An cũng không cho con ăn nhiều mà chỉ ăn đúng lượng để tránh biếng ăn sau này.

Chị chia sẻ mình cũng rất may mắn vì không gặp khó khăn trong quá trình cho con ăn dặm. Bởi bố mẹ chồng không can thiệp mà để chị tự chủ động và lo liệu chuyện ăn uống cho cháu.

Nhờ ăn dặm kiểu Nhật kết hợp ăn dặm truyền thống, bé sẽ được bổ sung đa dạng về chất dinh dưỡng và sẽ thích thú khi được khám phá, thưởng thức hương vị món ăn.

Theo Đời sống & Pháp lý

Công Thức Làm Nhiều Món Bánh Ngon Cho Con Ăn Dặm Của Mẹ 9X Xứ Thanh

Đối với người mẹ bỉm sữa toàn thời gian Nguyễn Hải (sinh năm 1992) này, con luôn là món quà vô giá cuộc sống ban tặng. Chính vì thế, chị luôn dành tất cả tâm huyết cho con. Sau khi sinh, vì muốn toàn tâm chăm con, muốn đồng hành cùng con trong giai đoạn 1 – 3 tuổi, người mẹ trẻ này đã quyết định nghỉ làm ở nhà để có thời gian chăm sóc cho con được tốt nhất.

Chị Hải quyết định nghỉ làm ở nhà chăm con.

Chị rất thích nấu nướng, đặc biệt là làm bánh cho con.

Chị Hải luôn mong muốn cuộc sống thêm nhiều điều thú vị, sự bận rộn cũng luôn làm chị cảm thấy hào hứng hơn mỗi ngày thức dậy. Vì thế, khi ở nhà chăm con, chị Hải kết hợp bán hàng online và dành thời gian làm nhiều món bánh ngon bằng nguyên liệu hữu cơ giúp con có thêm cơ hội thưởng thức nhiều hương vị, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

Bé rất thích thưởng thức các món bánh mẹ làm.

Chị Hải chia sẻ: “Từ khi sinh con, mình bắt đầu tìm hiểu và học tập thêm các mẹ nhiều công thức làm món ăn ngon, làm nhiều món bánh đa dạng. Tham gia các cộng đồng mẹ bỉm sữa, mình cũng thấy ngưỡng mộ nhiều mẹ làm đủ món bánh ngon cho con nên học hỏi, tìm hiểu thêm công thức để chế biến món ăn phù hợp với độ tuổi của bé”.

Vì hệ tiêu hóa của con còn chưa hoàn thiện, chị Hải ưu tiên chọn các nguyên liệu sạch, hữu cơ để làm cho con những món bánh ngon nhất, đảm bảo nhất. Con cũng thường được thưởng thức bánh mẹ làm vào các bữa phụ hay ăn sáng.

Người mẹ trẻ cho hay: “Mình tập tành làm nhiều món bánh ngon vừa để học hỏi thêm cách làm bánh, giao lưu cách nuôi con với các mẹ, đồng thời làm bánh cũng giúp mình thỏa mãn đam mê nấu nướng và biết thêm nhiều nguyên liệu, nguồn thực phẩm sạch”.

Chị Hải chia sẻ thêm 5 công thức bánh thơm ngon, dễ làm: 1. Bánh quy hạt chia vụn dừa

Nguyên liệu: 100g bột mì hữu cơ, 40g bột bắp hữu cơ, 2gr bột bột nở hữu cơ, 40gr bơ lạt để nhiệt độ phòng, 40ml sữa tươi hoặc sữa công thức, 1 xíu hạt chia, 1 xíu vụn dừa sấy khô, 10gr đường hữu cơ (tùy khẩu vị), 1 quả trứng gà( bé dưới 1 tuổi dùng lòng đỏ), 1 thìa cà phê tinh chất vani, 1 xíu muối (bé dưới 1 tuổi bỏ qua).

Rây bột mì + bột bắp + muối vào 1 cái tô trộn đều sau đó tiếp tục rây bột nở vào và trộn đều.

Ở 1 cái tô khác trộn đều bơ và đường đánh tan đường tiếp theo đó cho trứng + sữa và 1 thìa cà phê tinh chất vani vào và khuấy đều cho hạt chia và vụn dừa vào trộn đều hỗn hợp (1).

Chia bột mì ra 3 phần cho vào hỗn hợp (1) và trộn đều thành một khối bột mịn dẻo dùng màng bọc thực phầm bọc khối bột lại cho vào ngăn mát tủ lạnh cho bột nghỉ 20 phút.

Sau đó lấy bột ra một mặt phẳng cán mỏng và dùng khuôn nhấn bánh, nhấn thành những chiếc bánh và dùng dĩa nhấn vào tạo thành những lỗ nhỏ trên mặt bánh khi bánh nở ra nhìn sẽ phồng đẹp hơn, xếp vào khay đã lót giấy nến.

Làm nóng lò trước 15 phút để nhiệt độ 175, xếp khay bánh vào lò nướng ở nhiệt 170 độ trong vòng 15- 20 phút.

2. Bánh mì bơ sữa

Nguyên liệu: 200g bột mì, 130ml sữa tươi, 3g men nở, 1/3 thìa cà phê muối, 1 quả trứng gà, 30g bơ để nhiệt độ phòng, 1 ít vừng trắng.

Rây bột mì đường và muối vào 1 cái tô trộn đều sau đó thêm men nở trộn đều.

Ở 1 cái tô khác đập 1 quả trứng gà vào (để lại 1 ít phần lòng đỏ trứng lát phết lên mặt bánh) đổ sữa tươi vào trứng quấy đều tạo 1 cái hố ở phần nguyên liệu bột khô đổ hỗn hợp sữa và trứng vừa đánh vào dùng phới trộn đều nguyên liệu.

Sau đó rải 1 ít bột mì ra 1 mặt phẳng bắt đầu nhào bột sẽ hơi dính tay nhưng không nên vội thêm bột sẽ làm bánh bị khô tiếp tục nhồi 10 phút bột sẽ bớt dính, cho thêm phần bơ vào nhồi động tác kéo gập bột đập bột tới khi bột láng mịn kéo dãn ra đàn hồi tốt là đạt.

Vê bột thành 1 khối tròn cho vào 1 cái tô phết dầu ăn quanh tô bọc màng bọc thực phẩm lại ủ bột khoảng 1h (bột nở gấp đôi là được).

Lấy bột ra nhào sơ lại chừng 3 phút. Chia bột ra thành từng phần nhỏ đều nhau tạo hình tùy thích, xếp bánh vào khuôn ủ lần 2 khoảng 20 phút.

Dùng phần lòng đỏ trứng còn lại cho thêm xíu nước khuấy đều dùng chổi quyết 1 lớp mỏng lên mặt bánh rắc thêm ít vừng trắng. Bắt đầu mang đi nướng.

Trước khi nướng bật lò ở 180 độ 10 phút xếp bánh vào lò nướng nhiệt 170 độ 20 phút.

3. Bánh xu xê

Nguyên liệu: 120g bột năng, 220ml nước (nước cốt lá dứa), 80g đậu xanh, 60g đường, 1 ít muối (bé nhỏ có thể bỏ qua).

Cách làm:

1. Phần nhân

– Đậu xanh ngâm 2, 3 tiếng cho mềm.

– Đậu xanh sau khi ngâm xong, thêm nước cùng 1 ít muối nấu chín mềm, xay nhuyễn.

– Bắt lên bếp sên cùng với 30g đường để lửa thật nhỏ nấu đến khi đậu xanh sệt lại để nguội và vê thành những viên nhân nhỏ. 2. Phần vỏ bánh

– Hòa bột năng cùng với nước, thêm đường và ít muối,rồi bắt lên bếp đun lửa nhỏ, khuấy liên tục đến khi hỗn hợp ấm ấm thì tắt bếp và tiếp tục khuấy (không khuấy đến khi bột đặc) đến khi sệt lại.

– Quét 1 lớp dầu ăn quanh khuôn bánh plan, cho 1 lớp bột vào, cho nhân vào giữa, tiếp tục thêm 1 lớp bột nữa lên sao cho vừa phủ nhân bánh đậy nắp.

– Bắt 1 nồi nước sôi lên bếp, để lửa vừa rồi cho bánh vào xửng hấp 20p là bánh chín.

– Bánh chín để nguội, rồi tiến hành gói bánh (trải màng bọc thực phẩm lên tấm thớt, cho bánh vào giữa rồi gói lại, cuốn thật chặt 2 mép bánh để bánh căng đẹp).

4. Bánh pancake yến mạch chuối

Nguyên liệu: 2 quả chuối chín khoảng 240g, 2 lòng đỏ trứng gà, 100gr yến mạch xay nhỏ, 50gr bột mì 1 muỗng cà phê bột nở, 70ml sữa tươi hoặc sữa công thức.

Cách làm:

Dùng muỗng nghiền nhỏ 2 quả chuối thêm 2 lòng đỏ trứng vào khuấy đều, sau đó thêm bột yên mạch bột mì và sữa vào dùng phới lồng trộn đều hỗn hợp sệt đặc hơn dạng sữa đặc là được (tùy vào bột mì mọi người sử dụng nên độ hút nước khác nhau mọi người có thể điều chỉnh thêm bớt lượng bột).

Đặt chảo chống dính lên bếp đẻ lửa nhỏ chảo ấm thoa một xíu bơ quanh chảo rồi lau đi múc từng muỗng bột vào chảo chiên không dầu khi bột nổi bong bóng nhỏ thì lật mặt kia lại chiên chín đều 2 mặt là được.

5. Bánh dứa úp ngược

Nguyên liệu: 180gr bột mì, 120ml sữa tươi, 50gr đường xay, 90gr bơ, 1 lòng đỏ trứng gà, 2 quả trứng lấy cả lòng đỏ và trắng, 1 nửa quả dứa đã gọt sạch vỏ, 1/2 thìa cơm đường cát, 1 thìa cà phê bột nở.

Cách làm:

Dứa đã gọt sạch vỏ thái khoanh tròn dùng đui tròn lấy phần lõi bên trong quả dứa, cho đường cát trắng và 1 xíu nước vào nồi nấu thành màu caramen thì cho dứa vào sên dứa đến khi dứa chín, cho 1 thìa cà phê bơ vào đun chảy thì tắt bếp xếp dứa vào khuôn.

Cho bơ vào 1 cái tô dùng máy đánh bơ mềm mịn chuyển sang màu nhạt tiếp tục cho đường vào đánh cho bơ và đường hòa quyện cho 2 lòng trứng vào đánh tiếp đến rây từ từ bột nở và bột mì cùng 120ml sữa vào đánh cho hỗn hợp hòa quyện với nhau.

Cuối cùng là thêm 2 lòng trắng trứng vào đánh tiếp cho hỗn hợp mịn là đạt đổ hỗn hợp ra khuôn.

Làm nóng lò 180 độ C trong 10 phút và nướng bánh ở nhiệt độ 175 độ khoảng 40 phút tùy vào lò và kích thước bánh. Bánh nướng chín lấy ra úp ngược khuôn bánh ra đĩa là xong.

Bí Kíp Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé Của Mẹ Aichan

( 8 votes, average: 5.00 out of 5)

“Ăn dặm kiểu Nhật” hiện nay là một trong những phương pháp ăn dặm khá phổ biến tại Việt Nam. Một trong những bà mẹ tiên phong trong phong trào ăn dặm kiểu Nhật đó chính là mẹ Aichan. Hơn 10 năm trước chị đã áp dụng phương pháp này cho bé Aichan và hiện nay khi có bé thứ 2 chị vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp ăn dặm này cho con gái.

Kinh nghiệm của hơn 10 năm trước với bé lớn và kinh nghiệm vừa trải qua với bé thứ 2, mẹ Aichan khẳng định “Ăn dặm kiểu Nhật” là một phương pháp ăn dặm khoa học, đảm bảo dinh dưỡng và rất phù hợp cho trẻ nhỏ.

Tuy nhiên để có thể thành công với phương pháp này, các mẹ cần chuẩn bị sẵn tâm lý không chỉ cho bản thân mà cho cả gia đình để tiến hành cho bé ăn dặm được thành công nhất.

(1) Thống nhất tư tưởng và tâm lý

Trước khi bé bước vào độ tuổi ăn dặm, gia đình cần phải thống nhất về tư tưởng cũng như tâm lý. Đứa trẻ sinh ra, cả nhà đều yêu quý nhất là đối với những bé đầu lòng. Tuy nhiên đừng vì quá yêu quý con cháu mà biến đứa trẻ thành trung tâm của vũ trụ, để rồi sinh ra vô vàn mâu thuẫn không đáng có.

Ở Việt Nam, khá nhiều gia đình sống chung với ông bà do vậy việc mâu thuẫn trong việc nuôi dạy con rất dễ xảy ra, đặc biệt là giai đoạn ăn dặm khi mà phương pháp ăn của Việt Nam khác xa so với Nhật.

(2) Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và những thành quả mong muốn

Phương châm của ăn dặm kiểu Nhật là chú trọng sử dụng thực phẩm tự nhiên hoặc do nuôi trồng . Đó là rau, củ, quả, cá, thịt, đậu… còn các thực phẩm đã qua chế biến như đồ hộp, thịt hun khói, gia vị các loại… họ đều khuyến cáo đừng cho trẻ ăn sớm từng nào hay từng đó.

Vì thế, chọn ăn dặm kiểu Nhật là chọn cách cho bé ăn nhạt, vị của cháo, của súp… tất cả đều là từ rau củ quả, hoặc dashi (cá bào và rong biển konbu). Cho bé ăn nhạt từ đầu sau điều chỉnh rất dễ, chứ cho bé ăn mặn sớm, sau này những đồ nhạt (đặc biệt là rau) bé sẽ không chịu ăn.

Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, thành quả mong muốn đầu tiên đó là BÉ PHÁT TRIỂN BÌNH THƯỜNG KHỎE MẠNH, KHÔNG MONG BÉO. Vì vậy, thực đơn của món dặm kiểu Nhật chú trọng nhiều rau, cân đối giữa chất bột, đạm, vitamin, đặc biệt là chất đạm ăn rất ít (giai đoạn cuối 12-18 tháng mà cũng chỉ cho con ăn nhiều nhất là 20g), không quan trọng phải ăn thật nhiều đường sữa. Trẻ con Nhật không béo nhưng thể lực rất tốt, khỏe mạnh và nhanh nhẹn.

Thứ hai, thông qua ăn dặm, họ muốn GIÁO DỤC TRẺ BIẾT CÁCH ĂN. Đứa trẻ biết nhai, có ý thức trong việc ăn uống, biết yêu cầu, từ chối, biết khẳng định mình. Có thể thấy không có một em bé nào ở Nhật mà vừa ăn vừa chạy chơi hay phải bật ti vi lên mới chịu ăn.

Cả Aichan và bé Bống đều biết nhai không ngậm, biết tự ngồi ăn một chỗ đến hết bữa, tuy nhiên cũng phản ứng kịch liệt khi bị ép ăn đồ ăn mà bé không thích. Nhiều loại đồ ăn ngon bổ dưỡng mà con lại không chịu ăn, mẹ cũng rất lo lắng nhưng qua đây cũng có thể thấy rằng, con có sở thích rõ ràng, con có chủ kiến và bố mẹ cũng nên tôn trọng con dù con còn rất bé.

(3) Hãy tôn trọng bé

Hãy coi bé là 1 thành viên trong gia đình. Cho bé ăn không chỉ là việc đút, đưa đồ ăn vào miệng bé, mà còn phải quan tâm chú ý cả tâm lý của bé nữa. Kinh nghiệm ở đây cuả mình các bạn chỉ nên tham khảo bởi mỗi bé một khác, mỗi giai đoạn lại thay đổi khác nhau. Vì vậy người mẹ cần phải nắm bắt, điều chỉnh, hướng dẫn và chiều theo cả bé nữa.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là tập luyện cho bé ăn thô đúng thời điểm, nhưng đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm của cha mẹ nữa. Đừng để ý đến bé A hay bé B ăn được thế này mà con mình thì chỉ được thế kia… , hãy cố gắng điều chỉnh độ thô phù hợp với bé, điều chỉnh dần dần, không cần nóng vội. Các mẹ cũng cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý rằng sẽ có 1 lúc bé quay ngoắt lại với những gì mình đã tập luyện, đã ưa thích… nhưng hãy tin rằng đó chỉ là 1 giai đoạn khó khăn thôi, đừng stress làm ảnh hưởng đến bé. Người lớn mình cũng vậy, lúc khó ở thì dù là món khoái khẩu nhất cũng thấy không ngon. Vì vậy bạn hãy xác định trước việc bé có thể có một lúc nào đó sẽ không hợp tác và các mẹ cố gắng chiều theo ý con một chút để qua giai đoạn khó khăn nhưng không có nghĩa là từ bỏ phương pháp.

Một khía cạnh nữa của việc tôn trọng bé, đó là cách cho bé ăn. Không khí, bối cảnh, màu sắc cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc ăn của bé. Mỗi bà mẹ có cách cho con ăn của riêng mình, vì phụ thuộc vào từng đứa trẻ, ai cũng có thể là nghệ sĩ, làm trò vui cho con ăn ngoan…. dù thế nào bữa ăn của trẻ, hãy nên để tràn ngập niềm vui.

Và kinh nghiệm của mình sau khi chăm sóc 2 bé thì thấy rằng, các con đều thì thích được xum họp cùng cả nhà trong bữa ăn. Đây có thể là sợi dây tình cảm khăng khít giữa bố mẹ con cái và anh chị em mà được xây dựng từ những điều bình dị nhất.

(4) Khi nào thì bắt đầu cho con ăn dặm?

Rất nhiều mẹ thấy con còi còi nên cho con ăn dặm sớm, hi vọng bé sẽ ăn nhiều hơn để mập hơn. Mẹ Aichan cũng đã từng nghĩ như thế. Thực ra, vì sao phải ăn dặm? Vì cơ thể của trẻ đến độ tuổi nhất định, ngoài sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức) thì cần bổ sung các chất khác để phù hợp với sự phát triển về thể chất nên cần phải ăn dặm đồng thời bắt đầu tập thói quen ăn uống sau này cho con.

Tuy nhiên, cơ thể thật sự cần đủ dinh dưỡng thông qua ăn dặm khi trẻ được khoảng 9 tháng tuổi. Vì thế, phương pháp ăn kiểu Nhật trong giai đoạn đầu 5,6,7,8 tháng chỉ là nhằm cho trẻ làm quen với thực phẩm, quen độ thô, và tập cho bé thói quen ăn uống đúng bữa hàng ngày. Khi thói quen ăn uống của bé tốt, có bé sẽ ăn như một sở thích. Có bé ăn nhiều nhưng cũng có bé ăn ít, thích ghét nhiều loại đồ ăn khác nhau.

(5) Ăn dặm kiểu Nhật không có nghĩa là phải dùng nguyên liệu Nhật!

Thay vì dùng nước xương hầm để nấu cháo, ăn dặm kiểu Nhật dùng nước dashi cũng chứa rất nhiều canxi và khoáng chất. Tuy nhiên, cá bào, rong biển konbu ở Việt Nam bán khá đắt và không phổ biến lắm, do đó đây có thể là một trở ngại đối với những gia đình có thu nhập trung bình. Tuy nhiên ăn dặm kiểu Nhật không chỉ phủ thuộc vào mỗi nước dashi mà ă n dặm kiểu Nhật chủ yếu là phương pháp cho con ăn thô đúng thời điểm, đúng độ thô cho lứa tuổi của con.

Cả hai bé nhà mình đang tuổi ăn dặm đều có về Việt Nam chơi và mình vẫn sử dụng 100% rau hoa quả Việt Nam cũng như nhưng món bún phở nấu theo đúng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho con ăn và cả hai bé đều rất thích.

Mẹ Aichan chưa nấu kiểu Việt Nam bao giờ, nhưng nấu kiểu Nhật riêng biệt thế này, mẹ cháu thấy dễ “sáng tác” món ăn lắm. Sử dụng phương pháp làm đông lạnh, đồ ăn của Aichan phong phú hơn mỗi ngày, mỗi bữa 1 loại rau củ khác nhau, bữa ăn cháo riêng, bữa trộn hết vào để thay đổi món cho con.

Hy vọng rằng bài viết này của cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: ( 8 votes, average: 5.00 out of 5)

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản

Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Nuôi Con Vượt Chuẩn Của Mẹ 9X Mê Ăn Dặm Kiểu Nhật trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!