Xem Nhiều 3/2023 #️ Bánh Ăn Dặm Cho Bé Và Những Cách Chế Biến Từ Sữa Mẹ # Top 11 Trend | X-bikeman.com

Xem Nhiều 3/2023 # Bánh Ăn Dặm Cho Bé Và Những Cách Chế Biến Từ Sữa Mẹ # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bánh Ăn Dặm Cho Bé Và Những Cách Chế Biến Từ Sữa Mẹ mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lợi ích của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đảm bảo cân bằng cho sự phát triển của bé.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trong sữa mẹ có các yếu tố “bifidogenic” bao gồm vi khuẩn có lợi, đường oligosaccharide, hàm lượng đạm,… cùng với đó là hệ vi khuẩn khỏe mạnh trong đường ruột là những yếu tố giúp bé phát triển hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Với những bé được bú sữa mẹ sẽ khỏe mạnh hơn so với những bé không bú sữa mẹ. Trong sữa mẹ có một chất gọi là Casein, đó là một chất đạm đặc biệt giúp ngăn chặn bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm tai, dị ứng cho trẻ.

Vitamin C, DHA, sắt có trong sữa mẹ giúp cho bé phát triển trí não và mắt, hơn nữa chất đường lactose giúp bé phát triển não bộ, thần kinh, điều hòa sinh khuẩn trong ruột và giúp bé tiêu hóa các chất tinh bột.

Trong 6 tháng đầu đời, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Từ 6 tháng trở đi là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể sử dụng sữa mẹ, kết hợp với một số nguyên liệu dinh dưỡng phù hợp khác để chế biến một số món ăn dặm tốt cho trẻ.

Cách làm bánh ăn dặm cho bé từ sữa mẹ

Việc sử dụng sữa mẹ làm bánh ăn dặm không chỉ là một loại “phụ gia” mà nó còn giúp cho bé dễ dàng chấp nhận một món mới trong thời kỳ ăn dặm.

1. Sữa mẹ làm bánh Flan

Nguyên liệu:

-1 quả trứng gà.

-150 ml sữa mẹ.

Bánh Flan làm từ sữa mẹ giúp bé hứng thú hơn trong việc ăn dặm.

Cách làm:

-Đun nóng sữa ở khoảng 70 độ, mẹ đun trên lửa nhỏ.

-Đánh trứng gà ra một bát riêng, lọc trứng qua rây.

-Từ từ cho trứng vào sữa khi sữa còn hơi ấm, mẹ nên khuấy từ từ theo 1 chiều để sữa không nổi bọt.

-Đổ hỗn hợp trứng sữa vào bát nhỏ hoặc lọ thủy tinh để hấp cách thủy.

-Khi hấp, mẹ nên phủ 1 khăn đậy nồi rồi đậy nắp để hơi nước không nhỏ xuống, làm rỗ mặt bánh.

-Hấp bánh trong 20 phút, có thể dùng tăm xâm vào bánh để kiểm tra xem bánh đã chín chưa. Nếu không dính tăm thì đã chín. Mẹ lấy ra để nguội rồi cho bé ăn.

2. Sữa mẹ làm bánh ăn dặm bí đỏ

Bí đỏ kết hợp với sữa mẹ là một món rất hoàn hảo bởi độ dinh dưỡng rất cao.

Nguyên liệu:

-45 ml sữa mẹ.

-100ml bí đỏ nghiền nhuyễn.

-1 quả trứng gà.

-1 thìa cà phê bột mỳ.

-1 nhúm bột quế.

-1 nhúm bột gừng.

Cách làm:

-Trộn đều các nguyên liệu lại với nhau.

-Chia ra khay hoặc lọ chịu nhiệt, sau đó cho vào lò nướng ở nhiệt độ 200 độ hoặc hấp cách thủy trong 20 phút.

Bánh ăn dặm bí đỏ làm từ sữa mẹ là một món ăn rất bổ dưỡng.

3. Sữa chua cho bé ăn dặm làm từ sữa mẹ

Món này vừa giúp cho bé có thêm 1 món ăn dặm mới để thay đổi khẩu vị, vừa đảm bảo đủ hàm lượng dinh dưỡng sữa mẹ mà con cần.

Nguyên liêu:

-200ml sữa mẹ.

-½ hộp sữa chua không đường.

Cách làm:

-Sữa mẹ đun ấm khoảng 80 độ, tắt bếp để nguội khoảng 50-60 độ.

-Sữa chua mẹ quấy nhẹ tay cho tan hết ra, rồi lọc lại qua rây, vớt bọt, cho vào hũ thủy tinh đậy nắp lại.

-Ủ trong vòng 8-12 tiếng.

Bánh ăn dặm nếu được chế biến khéo léo, tỉ mỉ sẽ làm cho bé yêu thích thú với việc ăn dặm, đảm bảo cho bé có đủ dinh dưỡng.

Những Món Ăn Ngon Từ Rau Mầm Chế Biến Cho Mẹ Và Bé

Những món ăn rất quen thuộc với mọi người nhưng được thêm hương vị lạ, ngon và đặc biệt của rau mầm sẽ giúp bữa cơm gia đình bạn ngon hơn. Chỉ cần 5 phút để chế biến thôi, cả nhà sẽ cùng được thưởng thức 1 món lạ, ngon và bổ dưỡng.

1. Bột nấu rau mầm

Nguyên liệu:

200ml nước; 10g khoảng 2 thìa cafê đạm là thịt, cá…băm nhuyễn (nếu sử dụng trứng thì ½ lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng cút); 10g (khoảng 2 thìa café) rau mầm băm nhuyễn; dầu ăn.

Bé không ăn được vị cay chỉ sử dụng mầm rau muống, rau mầm hướng dương, rau mầm đậu hà lan, rau mầm cải ngọt. Rau mầm củ cải trắng và củ cải đỏ có vị hơi cay nồng bé sẽ khó ăn hơn

Cách chế biến

Thịt (cá) sau khi băm nhuyễn thì tán trong nước nguội trước cho tan đều (không cho thẳng vào nước sôi).

Tiếp đến cho bột vào rồi bắc lên bếp, quấy đều tay cho đến khi bột chín.

Cho tiếp rau vào, đậy nắp đến lúc sôi trở lại thì tắt bếp. Dầu có thể cho vào ngay sau khi tắt bếp.

Nếu sử dụng trứng thì phải đánh trứng với rau cho tan đều rồi cho vào sau khi bột chín.

Khi bé lớn hơn thì có thể sử dụng gấp đôi lượng thực phẩm (lúc này không cần băm nhuyễn lắm) cũng với 200ml nước để có bát bột đặc hơn.

Nếu bé không quen ăn đặc thì có thể làm như sau: Lấy một nhúm giá (khoảng 20g) xay ra cùng với 200ml nước, lược bỏ cái rồi dùng nước này nấu bột như bình thường.

Đây là món ăn nhiều chất dinh dưỡng giúp các bé hấp thụ tốt, kích thích vị giác giúp bé cảm nhận được hương vị của món ăn. 

2. Rau mầm xào thịt bò:

Nguyên liệu

200g thịt bò mềm; 200g rau mầm; Vài quả cà chua chín; chút gừng, tỏi, nước mắm, bột ngọt, dầu ăn.

Cách chế biến rau mầm xào bò

Thịt bò rửa sạch, lọc gân, thái lát mỏng. Gừng gọt vỏ, rửa sạch thái miếng, giã nhỏ vắt lấy nước, bỏ bã. Tỏi bóc vỏ giã nhỏ, cà chua rửa sạch thái khoanh.

Ướp thịt với gừng, tỏi, một chút nước mắm, bột ngọt trong 15 phút. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu ăn đun sôi, cho thịt bò vào xào nhanh tay, thịt chín tái xúc ra đĩa. Bắc chảo lên bếp lại, cho thêm dầu đun sôi, cho rau mầm vào đảo nhanh, đổ đĩa thịt bò vào xào chung với rau, nêm lại gia vị, xúc ra đĩa có trang trí cà chua.

3. Rau mầm xào tôm

Nguyên liệu:

100g rau mầm; 1 củ carrot bào sợi; 150g tôm; 1 thìa cafe tỏi xay; 1/2 bát nước dùng; 1 thìa cafe bột năng, pha với nước; 1 thìa cafe đường; 2 thìa cafe bột nêm.

Cách chế biến món rau mầm xào tôm

Rửa sạch rau mầm, để ráo. Chần sơ tôm cho vừa chín tới, bóc vỏ, chừa đuôi.

Phi tỏi thơm, cho tôm vào xào, thêm carrot bào sợi và nước dùng. Nêm đường, bột nêm, bột năng. Cho rau mầm vào đảo nhanh tay, bày ra đĩa.

4. Canh chua thịt, rau mầm:

Nguyên liệu:

100g rau mầm; 150g thịt thăn; 2 quả cà chua; 6 quả sấu tươi; 7 cây nấm hương khô; Nước dùng, gia vị, dầu ăn, một chút nước mắm, hành khô.

Cách chế biến canh chua thịt rau mầm

Rau mầm rửa sạch, để ráo. Cà chua cắt miếng, sấu cạo vỏ. Hành khô, nấm hương thái nhỏ. Thịt thăn băm ra ướp chút gia vị, hành khô và nấm hương (trộn đều tay cho thịt hành tiêu và nấm quyện vào nhau), sau đó vê thành từng viên tròn nhỏ để ra đĩa.

Bắc nồi, cho chút dầu ăn, cà chua bỏ vào đảo sơ sơ ra dầu màu vàng ươm, chế nước dùng đủ ăn, thả sấu vào đun.

Khi sôi nêm chút gia vị, sau đó thả từng viên thịt đã vê tròn vào, đun tiếp chừng 10 phút là chín thịt. Cuối cùng thả rau mầm vào, rắc chút nước mắm, chờ sôi bắc xuống ngay.

5. Soup cá thác lác rau mầm

Nguyên liệu

100g cải mầm; 100g cá thát lát; 50g ngô hạt; 50g đậu Hà Lan; 2 nhánh hành lá; 1/2 thìa soup bột nêm; 1 tô nước dùng; 2 thìa soup bột năng.

Cách chế biến món soup cá thác lác rau mầm

Cho cá thái lát vào tô, dùng thìa to, đầu tròn quết cho cá dẻo và thật nhuyễn. Tiếp đến, cho bột nêm và 1 nhánh hành lá thái nhuyễn vào, tiếp tục quết cho mịn.

Luộc hạt ngô khoảng 5 phút. Đậu Hà Lan chần qua nước sôi.

Đun sôi nước dùng. Dùng thìa múc từng viên cá thành viên vào. Đun khoảng 2 phút rồi thêm ngô, kế đến là đậu Hà Lan.

Cho bột năng vào bát, khuấy tan với nước, đổ vào nồi đang nấu, khuấy nhanh rồi tắt bếp. Cho cải mầm vào.

 Trong bài sau Toàn Diện sẽ giới thiệu cho các mẹ về cách trồng rau mầm sạch, đơn giản, đặc biệt không tốn nguyên vật liệu.

Chúc mẹ và bé có những bữa ăn ngon miệng!

Sưu tầm

Công Thức Làm Bánh Mì Từ Sữa Mẹ Cho Bé Ăn Dặm

Từ nguồn sữa mẹ dồi dào, Thu Phương chế biến thành món bánh mì sữa mẹ thơm ngon, bổ dưỡng cho bé.

Nguyễn Thu Phương (sinh năm 1989) hiện sinh sống tại Hà Nội chia sẻ cùng chúng tôi công thức thực hiện món bánh mì sữa mẹ dành cho bé:

Con gái tôi rất thích ăn bánh mì, nhưng mua ở ngoài thì không yên tâm. Vì vậy, tôi mày mò tìm công thức làm bánh từ sữa mẹ. Với những bé từ 7-8 tháng, bắt đầu ăn dặm, bạn có thể cho con sử dụng món này.

Từ bánh mì sữa mẹ, tôi có thể làm soup, ăn dặm bữa sáng hoặc bữa phụ vào buổi chiều chô con đều thích hợp.

Cách thực hiện món bánh mì sữa mẹ

Nguyên liệu của món bánh mì sữa mẹ.

Nguyên liệu: – 120 gram sữa mẹ – 20 gram đường – 5 gram men instant – 205 gram bột bánh mì – 2 gram muối – 15 gram dầu ăn

Các bước thực hiện:

1. Nếu sữa mẹ mới vắt thì có thể cho ngay vào men instantvì nhiệt độ sữa mẹ phù hợp để kích hoạt men. Nếu sữa rã đông thì hâm nóng. Nhiệt độ thích hợp để giải phóng men là 35-45 độ C.

2. Hòa tan đường và men trong sữa mẹ. Men tốt sẽ nở bung và tạo mảng trên mặt sữa mẹ, lấy thìa gạt bọt khí nổi trên bề mặt sữa.

3. Cho dầu ăn, muối và sữa mẹ có đường đã lên men vào bát. Dùng thìa quấy đều.

4. Chia bột làm 2-3 phần, cho từng phần vào âu, dùng thìa quấy đều sau mỗi lần thêm bột, đến khi có một khối bột nhão và dính

5. Nhồi bột:

– Đổ bột ra mặt bàn có phủ một lớp bột áo mỏng.

Giai đoạn nhào bột.

– Nhào bột trong khoảng 15 phút.

– Dùng lòng bàn tay miết và kéo bột ra phía trước, vun bột và lặp đi lặp lại động tác đó đến khi bột đạt. Bột đạt là khối bột dẻo mịn, đàn hồi, không dính tay.

– Ấn thử ngón tay lên mặt bột sẽ thấy phồng trở lại.

– Ủ bột (lần 1): Dùng một chiếc âu hoặc bát to, quét 1 lớp dầu ăn mỏng lên đáy và thành âu. Cho khối bột vào âu, lật mặt khối bột để dầu ăn bao đều quanh cả khối bột. Dùng khăn ẩm hoặc nilon bọc kín âu.

– Ủ bột ở nhiệt độ phòng (25 – 32 độ C) đến khi bột nở gấp đôi. Không có thời gian ủ cố định vì tùy theo nhiệt độ ủ mà bột có thể nở nhanh hay chậm. “Bột nở lớn gấp đôi” là căn cứ tốt nhất. Ngoài ra, các bạn có thể kiểm tra bột ủ đạt bằng cách dùng 2 ngón tay cắm vào khối bột, sâu khoảng 1-2 cm. Nếu vết lõm giữ nguyên là bột đã ủ đủ, nếu vết lõm phồng trở lại thì cần phải ủ thêm.

– Sau khi bột đã nở gấp đôi thì dùng mu bàn tay để “đấm” nhẹ hay ép nhẹ cho khí trong khối bột thoát ra ngoài. Lấy bột ra, nhào bằng tay lại sơ qua trong khoảng 1-2 phút.

– Gập 1/3 miếng bột, rồi tiếp tục gập đến hết. Sau đó có thể tiếp tục gập đôi hoặc xoay miếng bột và gập tiếp theo chiều dọc cuộn lại cho vào khuôn.

– Ủ bột lần 2: ủ bột ở nơi ấm áp và ẩm đến khi bột nở gấp đôi. Ủ trong lò nướng và đặt thêm 1 cốc nước sôi để giữ ẩm, tránh cho mặt bánh bị khô.

Thành phẩm món bánh mì sữa mẹ thơm ngon cho bé.

6. Khi bột nở khoảng 70-80% thì bật lò ở nhiệt độ 170 độ C (lò nướng cần tối thiểu 10 phút để làm nóng nên khi lò đủ nóng thì bánh cũng ủ vừa đạt).

7. Nướng bánh ở 170 – 175 độ C trong khoảng 25-30 phút, hoặc lâu hơn nếu làm bánh to, đến khi bánh chín vàng mặt. Nếu mặt bánh vàng sớm thì có thể dùng giấy bạc che cho mặt bánh khỏi bị cháy. Không nên chữa bằng cách nướng ở nhiệt độ thấp vì có thể sẽ làm cho vỏ bánh bị dày.

8. Bánh chín cho nguội hẳn rồi mới cắt lát (cắt khi bánh chưa nguội hẳn sẽ dễ làm bánh bị bết, dai, dính).

9. Bánh ăn không hết bảo quản tủ đá, khi ăn nướng lại vẫn thơm ngon.

5 Món Ăn Dặm Chế Biến Từ Sữa Mẹ Nhiều Dinh Dưỡng

Những lợi ích tuyệt vời khi sử dụng sữa mẹ chế biến đồ ăn dặm

Khi con từ 7 tháng tuổi trở đi thì mọi người có thể sử dụng sữa mẹ để nấu đồ ăn dặm cho bé. Bởi vì trước đó bé đã quen với mùi vị của sữa mẹ, thêm một chút sữa mẹ vào đồ ăn dặm cho bé sẽ giúp trẻ dễ ăn hơn. Không những vậy khi sử dụng sữa mẹ chế biến đồ ăn dặm cho bé còn giúp trẻ đảm bảo được chất dinh dưỡng.

Thêm một ưu điểm nữa khi sử dụng sữa mẹ làm đồ ăn dặm cho bé đó là vừa giúp giải quyết sữa mẹ dư thừa khi để trữ đông.

Công thức chế biến món ăn dặm từ sữa mẹ

1. Chế biến món ăn dặm từ sữa mẹ: sữa chua cho bé

Nguyên liệu:

200ml sữa mẹ

1/2 hộp sữa chua không đường

Thực hiện:

Sữa đun ấm tầm 80 độ, sau đó tắt bếp để nguội tầm 60 – 50 độ.

Sữa chua ở nhiệt độ phòng, đổ vào quấy nhẹ tay cho tan.

Lọc qua rây, vớt bọt.

Cho vào hũ thủy tinh đậy nắp.

Ủ trong vòng 8 -12 tiếng là có thể cho bé ăn được

2. Món ăn dặm từ sữa mẹ: Pancake sữa mẹ

Nguyên liệu:

4 muỗng canh bột mì hữu cơ

60 – 80ml sữa mẹ

1 lòng đỏ trứng

Thực hiện:

Trộn đều thành hỗn hợp hơi sền sệt.

Quét chút xíu dầu ăn lên khắp mặt chảo, đổ bột dàn đều và rán với lửa nhỏ.

Nguyên liệu: Thực hiện:

Đun sữa ở lửa trung bình tới khi sôi lăn tăn ở mép nồi (đun sữa sẽ giúp giảm mùi tanh sữa mẹ, bánh sẽ thơm hơn).

Đánh 2 lòng đỏ và 1 lòng trắng trứng quyện vào nhau.

Đổ sữa mẹ sau khi đã đun (sữa cần để nguội) vào trứng và khuấy nhẹ tay cho sữa trứng quyện vào nhau.

Lọc hỗn hợp trứng sữa qua rây. Nếu hỗn hợp nhiều bọt, hãy để bọt khí tan sau đó mới đổ vào khuôn và nướng hoặc hấp.

Đổ trứng sữa vào khuôn bánh và cho vào nướng ở nhiệt độ 150 độ C trong 30 phút (mọi người cũng có thể hấp bánh 30 phút thay vì nướng).

Dùng tăm xiên bánh, nếu tăm không dính bánh nghĩa là bánh chín. Mọi người có thể lót một miếng vải ở trên miệng bánh, tránh để nước rơi xuống bánh khi hấp.

Nguyên liệu:

50g bột mì

100g thịt cá hồi (bạn nên tìm mua cá hồi đánh bắt tự nhiên vì cá hồi nuôi chứa nhiều chất phụ gia chăn nuôi độc hại)

50ml sữa mẹ

Tiêu, hành ngò (có một chút sẽ ngon)

Thực hiện:

Rửa sạch cá hồi với rượu hoặc dấm để khử mùi tanh. Sau đó, đem cá hồi xay nhuyễn cùng hành ngò, tiêu (hoặc không).

Trộn sữa mẹ với bột mì cho nhuyễn, hơi loãng.

Viên thịt cá hồi thành những viên nhỏ, cán dẹt và nhúng vào hỗn hợp bột + sữa.

Cho từng miếng thịt cá hồi vào chiên vàng giòn và cho bé ăn nóng.

Nguyên liệu:

Thịt 0,5kg

Sữa mẹ: 500ml

Cà rốt: 100g cắt miếng

Đậu Hà Lan: 30g

Su hào: 1/4 củ cắt miếng

Hành boa rô: 1 cây, cắt khoanh

Thực hiện:

Đun sôi 500ml sữa mẹ.

Hạ lửa nhỏ cho thịt, các loại rau củ và tiêu nguyên hạt vào nấu cùng.

Thịt vừa chín thì tắt bếp, gắp thịt ra để nguội.

Phần thịt: Cho vào máy xay hoặc cắt nhỏ, băm nhỏ tùy độ thô theo tháng tuổi của con.

Phần rau củ và sữa mẹ: Đun đến khi gần cạn, gắp bỏ hạt tiêu, để nguội. Cho rau củ vào máy xay hoặc cắt, băm nhỏ tùy độ thô theo tháng tuổi của con.

Hòa phần sữa mẹ còn lại trong nồi vào để điều chỉnh độ đặc loãng.

Mọi người có thể ra thành các phần ăn rồi trữ đông thực phẩm này để cho bé ăn dần cùng cơm.

Bạn đang xem bài viết Bánh Ăn Dặm Cho Bé Và Những Cách Chế Biến Từ Sữa Mẹ trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!