Cập nhật thông tin chi tiết về Ăn Mặn Hay Ăn Chay? mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thông thường, chúng ta hay hiểu ăn chay là chế độ ăn uống không có đạm động vật, nhưng với người phương Tây, có đến 3 nhóm ăn chay. Nhóm thứ nhất là ovo-lacto gồm rau, đậu, hạt, trứng và bơ sữa. Nhóm thứ hai là lacto cũng có chế độ ăn uống như nhóm ovo-lacto, nhưng không ăn trứng. Nhóm thứ ba là vegan, hoàn toàn không ăn đạm động vật.
Như vậy, lối thoát cho ăn chay trường đã mở ra. Thay vì, sáng trưa chiều tối chỉ rau với đậu, bạn có thể chọn phương pháp ăn chay có trứng và sữa.
Nhưng, lựa chọn cực đoan đó chưa chắc đã thuộc về số đông. Đại đa số chúng ta thường chỉ ăn chay theo định kỳ. Tức là mỗi tháng đôi lần, hoặc tích cực hơn mỗi tuần đôi lần. Người nghiệp dư thì tạm hài lòng với một thực đơn “thỉnh thoảng thanh đạm”, trong khi người chuyên nghiệp cho rằng như vậy là không triệt để.
Ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng là: Bạn chỉ nên ăn chay trường trong những trường hợp cần ăn kiêng thực sự. Ví dụ như:
Để giảm cân, theo nhiều nghiên cứu mới đây việc ăn chay có tác dụng giảm cân hiệu quả hơn ăn kiêng. Bởi vì những người ăn chay trường thường có quá trình đốt cháy calorie gia tăng sau mỗi bữa ăn so với những người ăn mặn. Điều này có nghĩa là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có tác dụng như nguồn cung cấp nguyên liệu cho cơ thể, trái ngược hoàn toàn với việc được tích trữ của chất béo.
Theo nghiên cứu này, những người ăn chay trường có dáng người gọn hơn những người ăn thịt, và họ được xếp vào nhóm những người ít nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao và những bệnh do tăng trọng và béo phì.
Không phải cứ chay trường là tốt
Cơ thể người trưởng thành cần tới 20 loại acid amin. Trong đó có 9 loại thiết yếu mà cơ thể không sản xuất được mà phải lấy qua thức ăn! Thực tế, chất đạm động vật có đầy đủ cả 20 acid amin còn đạm thực vật thì lại thiếu một vài acid amin thiết yếu. Ví dụ như:
Canxi: Phần lớn canxi có trong các sản phẩm sữa, cá, xương động vật nhưng các thực phẩm này lại “chống chỉ định” trong khẩu phần ăn chay. Phụ nữ, nhất là lứa tuổi ngoài 30 phải đối mặt với nguy cơ loãng xương rất lớn. Do đó, bạn tự cân nhắc xem có nên ăn chay trường hay là thỉnh thoảng vẫn phải ăn mặn.
Sắt: Tình trạng thiếu sắt sẽ gây thiếu hồng cầu làm chị em dễ bị chóng mặt, xanh xao, yếu ớt, tóm lại là trông rất thiếu sức sống. Trong khi thực phẩm từ thực vật có rất ít chất sắt lại khó hấp thụ!
Vitamin B12: Nếu thiếu B12 sẽ rối loạn sản xuất máu ở tủy xương, dẫn đến thiếu máu nguyên bào do hồng cầu không trưởng thành được. Người bệnh xanh xao, dễ mệt yếu, ăn mất ngon, hay hồi hộp “đánh trống ngực”, đau đầu, khó thở… Ngoài ra, còn có các biểu hiện về thần kinh như dị cảm (cảm giác tê dần, buồn buồn như kiến bò), giảm cảm giác vị thế (chứng thất điều, đi đứng xiêu vẹo), khả năng trí óc giảm, hạ huyết áp tư thế đứng… Trong khi B12 chỉ có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, toàn là thứ trong “sổ đen” của dân ăn chay.
Chưa hết, theo những nghiên cứu gần đây, việc ăn chay trường cũng có thể dẫn đến bệnh tật.
Hai trong số những loại bệnh có thể uy hiếp phụ nữ nhiều nhất là:
1. Vô sinh: Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn nhiều đậu tương (món ăn chính của người ăn kiêng bởi vì nó cung cấp protein) có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Hợp chất genistein trong đỗ tương sẽ ngăn cản không cho tinh trùng bơi đến trứng, do đó phụ nữ nên hạn chế ăn đỗ tương khoảng 1 tháng trong giai đoạn muốn thụ thai.
2. Trầm cảm: Một trong những loại vitamin mà người ăn chay thường thiếu nhất là vitamin B12. Vitamin B12 được biết đến là một chất thiết yếu cho sự phát triển của các tế bào và sự vận hành của hệ thần kinh.
Thiếu vitamin B12 có thể gây ra các rối loạn thần kinh, bao gồm sự thất thường của cảm xúc và trầm cảm.
Vậy nên ăn chay thế nào?
Thật ra, đối với phụ nữ “đang xoan” thì việc ăn chay trường là không cần thiết. Nếu chị em nào cảm thấy hơi thừa cân và cần “refresh” lại bộ tiêu hóa của mình thì cũng chỉ nên ăn chay 2-3 lần trong tuần là đủ! Như vậy, bộ máy tiêu hóa sẽ được “vệ sinh sạch sẽ” và giảm cân nữa.
Đối với nhóm phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người gầy yếu, suy dinh dưỡng, thiếu máu thì tuyệt đối không nên ăn chay. Đối với những người bắt buộc hoặc thích ăn thì phải thay đổi thực đơn thường xuyên để bổ sung đủ chất!
Người bị loãng xương hoặc có nguy cơ bị loãng xương nhất là phụ nữ khi ăn chay chớ đừng quên những ngày ăn mặn để bổ sung một số thực phẩm từ động vật như thịt bò, đồ hải sản để cung cấp nguồn canxi.
Tốt nhất, hãy ăn mặn vừa phải. Chỉ ăn no 80% chứ không nên ăn quá no nê. Tập luyện hằng ngày và dùng nhiều thời gian hít thở không khí trong lành.
Theo Người đẹp
Thực hiện: depweb
Ăn Chay Hay Ăn Mặn?
Trong một chuyến hành hương sang Ấn Ðộ, trên máy bay vào giờ ăn có vài vị Sư Nam Tông ăn thịt do chiêu đãi viên đưa tới. Thấy thế vài Phật tử Việt Nam xì xào với nhau: “Mấy ông Thầy này tu hành kiểu gì mà ăn mặn, không biết từ bi chỗ nào!”.
Một dịp khác, có một Thầy Việt Nam đi cùng với Phật tử đến viếng thăm một trung tâm Phật Giáo Tây Tạng. Không biết Thầy này thơ thẩn làm sao mà lại đi ngang nhà bếp thấy họ đang xào nấu thịt bò, trở ra nói với Phật tử: “Trời ơi, ở đây họ ăn thịt!”.
Quan niệm của đa số Phật tử Việt Nam là người tu hành không được ăn thịt, nếu ăn thịt thì không phải kẻ tu hành. Trong khi đó Phật tử các nước Nam Tông khi nhìn vào người tu hành Bắc Tông thì họ nói: “Tu hành gì mà lại ăn chiều, không giữ đúng giới luật của Phật!”. Khi thấy quý Thầy ăn chay, họ hỏi: “Bộ quý Thầy theo Ðề Bà Ðạt Ða hay sao?”. Nếu không may, Thầy nào thành thật trả lời: “Truyền thống chúng tôi tu hành phải ăn chay” thì họ bẻ lại ngay: “Trâu ngựa kia ăn chay ăn cỏ, vậy chúng cũng tu hành sao?”.
Người ăn chay thì hãnh diện cho mình tu thật. Còn người ăn mặn nhưng ngày ăn một bữa thì cho mình tu đúng lời Phật dạy.
Là du Tăng có dịp lang thang qua các Tu-Viện không phải truyền thống Việt Nam nên tôi thông cảm, không bênh bên nào cả. Tôi chỉ nói về kinh nghiệm cá nhân của mình để bạn đọc tùy ý lựa chọn.
Trước hết, trở về dòng lịch sử. Xưa kia đức Phật và chư Tăng đi khất thực, ai cho gì thì các ngài ăn cái đó, không đòi hỏi phân biệt chay mặn. Trong bộ Mahavagga có vài giới cấm Tỳ Kheo không được ăn thịt của một số loài vật như: voi, ngựa, sư tử, rắn và chó. Như thế có nghĩa là được quyền ăn những loại thịt khác. Khi đi khất thực, Tỳ Kheo được phép ăn năm thứ thịt, gọi là ngũ tịnh nhục:
1. Thịt ăn mà không thấy người giết.
2. Thịt ăn mà mình không nghe tiếng của con vật kêu la.
3. Thịt ăn mà mình không nghi người ta giết vì mình và cho mình ăn.
4. Thịt của con thú tự chết.
5. Thịt của con thú khác ăn còn dư.
Cũng cần thông cảm là khi đi xin ăn, một vị khất sĩ không thể nào đòi hỏi thí chủ phải cúng cho mình thứ này thứ kia theo khẩu vị và ý thích của mình được. Hơn nữa khi đi khất thực, nhiều khi phải đi đến những làng mạc xa xôi hẻo lánh nơi mà thí chủ đa số không phải là Phật tử.
Ở trường hợp này ta thấy việc ăn chay hay ăn mặn không còn là một vấn đề nữa. Ngoài ra trong giới Pratimoksha (Ba-la-đề-mộc-xoa) của Tỳ kheo, dù là 227 giới của Tiểu Thừa hay 250 giới của Ðại Thừa đều không có giới nào cấm ăn thịt cả. Do đó một Tỳ Kheo ăn thịt lạt hay thịt mặn, không thể bị xem là phạm giới được.
“Ăn mặn nói ngay, hơn ăn chay nói dối”. Câu này không có nghĩa khuyên người nên ăn mặn mà cốt cảnh tỉnh người ăn chay. Vì có nhiều người ăn chay dễ dàng nên sinh lòng kiêu mạn, tự cho mình hơn người rồi khinh người ăn mặn. Hoặc có người mới bước vào Ðạo đã ăn chay trường ngay, cốt để người khác khen ngợi. Ăn chay như vậy là do lòng háo danh mà ra.
Tại sao Phật tử Ðại Thừa lại có giới ăn chay? Trong hai kinh Ðại Thừa: Lăng Già và Ðại Bát Niết Bàn, đức Phật dạy đệ tử không được ăn thịt cá. Ðại ý trình độ chư Tỳ Kheo lúc ban đầu còn thấp kém, chưa có thể lãnh thọ giáo pháp Ðại Thừa nên Phật nói pháp Tiểu Thừa, phương tiện cho các Thầy dùng ngũ tịnh nhục.
Sau này trình độ các Thầy khá hơn, lãnh thọ được pháp Ðại Thừa nên Như Lai cấm tuyệt không cho ăn thịt cá nữa. Nếu còn ăn các thứ ấy thì còn phạm giới sát sinh, không trực tiếp thì cũng gián tiếp sát sinh, làm mất hạt giống từ bi. Sau nữa Ðại Thừa có kinh Phạm Võng nói về Bồ Tát giới: gồm 10 giới trọng và 48 giới khinh, trong đó giới khinh thứ 3 cấm ăn thịt. Bởi thế người nào thọ giới Bồ Tát phải trường trai.
Gần đây năm 1987, Thượng Tọa Ðức Niệm soạn dịch quyển Tại Gia Bồ Tát Giới, gồm 6 giới trọng và 28 giới khinh, trong đó không bắt phải trường trai nữa mà phải giữ ít nhất 6 ngày chay trong một tháng (giới khinh thứ 7).
Nếu ta thích ăn chay vì lòng từ bi hoặc giữ giới Bồ Tát thì ta cứ việc ăn chay, nhưng đừng nên chỉ trích coi thường người ăn mặn, vì họ cũng có lý của họ.
Ngoài ra vào thời đức Phật, Ðề Bà Ðạt Ða đã yêu cầu Phật ban hành thêm năm điều sau đây trong giới luật của hàng xuất gia:
1. Tỳ Kheo phải sống trọn đời trong rừng.
2. Tỳ Kheo phải sống đời du phương hành khất.
3. Tỳ Kheo phải đắp y Pamsakula (y may bằng những mảnh vải lượm ở đống rác hoặc nghĩa địa).
4. Tỳ Kheo phải sống dưới gốc cây.
5. Tỳ Kheo phải ăn chay suốt đời.
Với lòng từ bi và đức khoan dung, đức Phật tuyên bố rằng các đệ tử của ngài được tự do hành động về năm điều này, muốn áp dụng hay không cũng được. Ngài không bắt buộc phải theo chiều nào nhất định.
Vì lý do này nên khi thấy quý Thầy ăn chay, các Sư Nam Tông mới nói: “Bộ quý Thầy theo Ðề Bà Ðạt Ða hay sao?”.
Nên biết ngày nay chỉ có chư Tăng Việt Nam, Trung Hoa và Ðại Hàn là còn truyền thống ăn chay, các nước khác đều ăn mặn. Nhất là Tây Tạng, không những ăn thịt mà lại ăn cả ba bữa nữa.
Trong giới Bồ Tát của Tây Tạng gồm 18 giới trọng và 64 giới khinh, không có giới nào cấm ăn thịt cả. Tôi đã thọ giới này với Ganden Tripa Rinpoché thứ 98 tại Institut Vajrayogini trong dịp lễ Ðiểm Ðạo Yamantaka Tantra năm 1987. Cùng lúc ấy tôi cũng thọ giới Kim Cang Thừa gồm 14 giới trọng và 10 giới khinh. Trong 24 giới này cũng không có giới cấm ăn thịt. Bởi vậy chư Tăng và các Lạt Ma Tây Tạng ăn thịt như thường, nhất là thịt Yak (một loại bò núi rất to).
Một lần trong buổi thuyết pháp của Thrangou Rinpoché (một vị Lạt Ma cao cấp của phái Kagyupa), có người hỏi: “Tại sao các Sư Tây Tạng không ăn chay?”. Thrangou Rinpoché trả lời: “Dân Tây Tạng giết một con Yak nuôi được 10 người trong một tháng, trong khi đó nếu rửa và nấu một bó cải làm chết biết bao côn trùng sâu bọ mà chỉ nuôi được một người trong một bữa. Vậy thì cái nào lợi và ai sát sinh nhiều hơn?”.
Không biết bạn đọc có đồng ý không? Nhưng theo tôi câu trả lời của Thrangou Rinpoché cũng chỉ là một lối biện hộ cho người ăn thịt mà thôi. Ta có thể tranh luận mãi về vấn đề này, vì người ăn thịt sẽ có lý lẽ của người ăn thịt và người ăn chay cũng có lý lẽ của người ăn chay. Không ai chịu thua ai! Tu hành đâu phải để ăn thua đủ với nhau để dành phần thắng về mình!
Như vậy, ăn chay hay ăn mặn cái đó tùy ý bạn. Nhưng nếu là người muốn tu hành thì chắc bạn sẽ đồng ý với tôi rằng chúng ta ăn để sống chứ không phải sống để mà ăn. Ăn để nuôi thân, cho thân có sức khỏe để tu hành, hoặc nếu không tu thì cũng làm sao tránh khỏi bệnh tật, sống đời an vui.
Có câu “bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất”, có nghĩa là mọi căn bệnh đều vào từ miệng và mọi tai họa đều từ miệng mà ra. Con người có hai phần: thể xác và tinh thần. Người đời thường chỉ lo cho thể xác, còn người tu lo tinh thần. Có nhiều người tu ăn chay chỉ ăn rau luộc chấm nước tương vì cho rằng việc ăn uống không quan trọng, việc tu niệm quan trọng hơn.
Sau một thời gian cơ thể thiếu sinh tố dinh dưỡng, bệnh hoạn đủ thứ, lúc đó liền đổ thừa tại “nghiệp”! Tôi thấy cái đó đúng là tại nghiệp, nghiệp vô minh không biết ăn uống đúng với luật dưỡng sinh. Thân thể ví như chiếc bè để qua sông sinh tử đến bờ Niết Bàn. Muốn qua sông mà không săn sóc chiếc bè, để bè mục nát, chưa đến giữa dòng bè đã tan rã, như vậy có đến được bờ bên kia không?
Ăn chay là điều rất tốt nhưng nên ăn chay một cách thông minh. Những hành giả Yogi Ấn Ðộ ăn uống rất kỹ lưỡng. Họ chia thức ăn theo ba loại: tamasique, rajasique và sattvique.
Thức ăn Tamasique là những loại có tính chất làm hại cơ thể tiêu hao nguyên lực và làm tâm trí hôn ám đần độn. Ðó là thức ăn thiu chua hoặc quá chín, thịt cá, hành tỏi, rượu, thuốc lá, thuốc phiện, đồ hộp, đồ đông lạnh, v.v… Ăn quá no cũng được xem là Tamasique. Hành giả Yogi tuyệt đối tránh ăn những loại thức ăn này.
Rajasique là những loại kích thích cơ thể, tâm trí và cảm xúc. Nó kích thích luôn cả đam mê và làm mất tự chủ. Hành giả Yogi cố tránh những thứ này càng nhiều càng tốt. Ðó là trứng, cà phê, trà, đồ gia vị mạnh, quá chua, quá đắng, đường trắng, bột trắng, đồ hóa học, v.v… Ăn quá nhanh hoặc ăn nhiều thứ trộn lẫn cũng được xem là rajasique. Người tu thiền ăn những thứ này dễ bị loạn tưởng chi phối.
Sattvique là loại thức ăn bổ dưỡng cho cơ thể, đầy đủ sinh tố, dễ tiêu, giúp cho tâm trí bén nhạy, sáng suốt và vắng lặng. Ðây là thức ăn chính của hành giả Yogi, gồm ngũ cốc, hoa quả, rau cải tươi, bơ, sữa, fromage, đậu hạt, mật ong, nước trái cây, nước suối, v.v…
Người ăn chay nên ăn những thức ăn Sattvique, nhưng cũng phải biết ăn theo thời tiết bốn mùa, tùy theo phong thổ và tạng âm dương.
Bài viết:
“Ăn chay hay ăn mặn?”
Trích: “Ðạo gì?”, Thích Trí Siêu, Pháp quốc (1996).
Tu Ở Tâm, Ăn Chay Hay Ăn Mặn Không Phải Vấn Đề
” Chúng ta đều nghe qua vạn vật trên đời này hữu linh” nghĩa là cho dù đó là cỏ cây hoa lá nhưng chỉ cần có sự sống, có sự tồn tại nghĩa là có cảm giác”, vậy nên trong đạo Phật chủ trương ăn chay như vậy, có ích lợi gì ?
Tôi mới hỏi lại ” Vậy thì làm sao đi nhậu được hả sếp “.
Sếp tôi cười cười và trả lời rằng : ” Thì chắc phải Bỏ nhậu nhẹt luôn quá ”
Sếp tôi vốn là một người theo Phật, không phô trương sùng bái nhưng giữ tâm tịnh và một mực hướng về đạo Phật, từ trong cách cư xử cho đến đối nhân xử thế ở đời rất đúng mực. Hầu hết mọi người đều dành những lời khen về nhân cách cao đẹp và con người đức hạnh của anh.
Tuy sếp nói như vậy nhưng tôi biết trên cương vị đó làm sao người ta có thể từ chối được tất cả những cuộc ăn nhậu, từ chối được tất cả những món ăn mà người khác mời mình. Đôi khi, trong cuộc sống chúng ta không được phép lựa chọn cơ mà. Trong công việc, đối tác làm ăn hầu hết đều bàn tính trên bàn nhậu và các bữa tiệc xả giao.
Quan niệm trong tư tưởng của người Việt Nam chính là theo đạo Phật, tu hành từ bi chính là phải ăn chay, không được ăn thịt nhưng quan niệm đó có thực sự đúng hay không?
Trước hết, trở về dòng lịch sử. Xưa kia đức Phật và chư Tăng đi khất thực, ai cho gì thì các ngài ăn cái đó, không đòi hỏi phân biệt chay mặn. Trong bộ Mahavagga có vài giới cấm Tỳ Kheo không được ăn thịt của một số loài vật như: voi, ngựa, sư tử, rắn và chó. Như thế có nghĩa là được quyền ăn những loại thịt khác. Khi đi khất thực, Tỳ Kheo được phép ăn năm thứ thịt, gọi là ngũ tịnh nhục:
Ngũ tịnh nhục là được phép ăn thịt trong 5 điều kiện sau đây
1 Thịt. ăn mà không thấy người giết.
2. Thịt ăn mà mình không nghe tiếng của con vật kêu la.
3. Thịt ăn mà mình không bởi người ta giết vì mình và cho mình ăn.
4. Thịt của con thú tự chết.
5. Thịt của con thú khác ăn còn dư.
Như vậy phải chẳng , khi mà chúng ta lĩnh hội được Phật giáo , ngộ được lời Phật dạy và làm theo lời Phật dạy trong cách tu tâm dưỡng tính thì việc ăn chay hay ăn mặn không còn là vấn đề nữa.
Nhiều người vẫn áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác ” ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối”, nghĩa là chẳng thà mình ăn mặn còn hơn những người ăn chay nhưng tâm không sáng không thật. Mỗi người đều có một cái lí do riêng của họ để tự lựa chọn cho mình một con đường hướng Phật. Không ai không có những lí lẽ riêng của mình.
Quay lại việc sếp của tôi, không phải đến bây giờ khi nói ăn chay trường thì chúng tôi mới biết đến sếp của mình là người hướng Phật mà từ lâu, qua cách sống của anh, chúng tôi đã hiểu được. Điều đó cũng có nghĩa, không phải sau này anh ăn mặn nghĩa là sếp đã hết hướng Phật.
Ăn chay không có nghĩa người ta mặc định mình là người tu hành, ăn chay được chứng minh tốt cho sức khỏe, các món chay là những món ẩm thực thanh đạm giúp cải thiện nhiều chức năng trong cơ thể.
Tuy nhiên, bạn cũng biết chúng ta luôn không chịu bằng lòng với mọi thứ, người ăn chay sẽ có lí lẽ của riêng mình, người ăn thịt cũng không chịu thua kém nhưng mà chúng ta nên biết tu hành đâu phải để hơn thua với nhau để xem rằng ai đúng ai sai, phần thắng cuối cùng thuộc về ai .
Vạn vật tánh linh ăn chay thì có nghĩa lý gì ?
Có quan điểm cho rằng : nếu như ăn chay vì không muốn sát sinh nhưng cỏ cây hoa lá mọi vật đều có tánh linh, lúc này ăn chay có nghĩa lí gì nữa?
Đây là một quan điểm không hề sai, thời gian gần đây các nghiên cứu và khoa học cũng đã chứng minh mọi vật đều có tanh linh, cây cỏ hóa lá đều có cảm giác sợ hãi, chúng tự thu mình để bảo vệ, và có những cách để tự bảo vệ khỏi sự xâm nhập của kẻ thù. Mặt khác, đối với những loài cây cỏ được con người chăm sóc kỹ càng, chúng sẽ được tươi tốt và Phát triển hơn.
Nhưng đem sự việc trên để gắn liền với việc ăn chay của đạo Phật thì thật không nên, trong đạo phật dạy đối với người xuất gia ” không chặt cây, nhổ cỏ” . Nhưng nếu như không ăn, làm sao chúng ta sống và sinh tồn được?
Thân thể ví như chiếc bè để qua sông sinh tử đến bờ Niết Bàn. Muốn qua sông mà không săn sóc chiếc bè, để bè mục nát, chưa đến giữa dòng bè đã tan rã thì thật không nên.
Chỉ cần tự tâm hướng tu hành, ăn chay hay ăn mặn chỉ là hình thức mà thôi, tuy nhiên, nếu có thể và biết cách ăn chay, chúng ta cũng nên áp dụng việc ăn chay. Nếu không ăn chay trường, cũng có thể ăn chay theo giữ lễ của đạo Phật vào các ngày đầu tháng và ngày rằm trong tháng.
Ăn Chay Hay Không Ăn Chay?
Giảng ngày 22 tháng 1 năm 1984
Việc cừu oán lớn nhất trên thế giới không qua được sát sanh. Giết người đền mạng, thiếu nợ trả tiền. Anh giết cha, anh của người ta, người ta phải giết cha, anh của anh. Đó là chuyện tàn sát lẫn nhau, không bao giờ chấm dứt. Bởi giết người quá nhiều, cho nên quả báo đến rất mau, gọi là báo ứng nhãn tiền.
Người thời nay vì sao phát sanh nhiều chứng bệnh lạ, thầy thuốc cũng đành bó tay. Thế thời làm thế nào đây? Phải thành tâm sám hối, sửa lỗi lầm tự làm người mới, làm nhiều việc công đức cho chúng sanh, mới có thể tiêu trừ nghiệp chướng. Nếu không làm như thế e rằng không dễ gì được tốt đâu. Đó là chân lý, không phải mê tín.
Một ngày kia, hòa thượng thủ tọa có chút nóng tính, muốn bái Phật bèn bảo nó: “Mầy phải ra ngay, không ta đánh chết mầy!” Hồ ly trưng mắt nhìn như không lý đến hòa thượng, nó tiếp tục nhắm mắt, ngủ tiếp. Nó nghĩ đại khái: Người tu hành chân chánh, từ bi là hoài bảo, phương tiện làm cửa ngỏ, cho nên không đi.
Thủ tọa không ăn không uống nhiều ngày, thực tại sức cùng lực kiệt, trong một lúc tinh thần hốt hoảng, đầu gối bên phải bị pháo trúng, âm binh Nhật Bổn bèn thối lui. Thủ tọa giải trừ được trận pháo kích uy hiếp, lòng rất sung sướng, cho rằng vô sự. Vừa mới nghĩ như thế, cảm giác bị pháo trúng phát đau, cúi đầu nhìn xuống, đầu gối có mụt nhọt giống mặt người, có miệng, có răng, vừa sưng vừa đau, không thuốc nào chửa khỏi.
“Cám ơn ngài chiếu cố, ngày sau nếu ngài có chuyện gì nan giải, có thể đến Mông Sơn, Tứ Xuyên tìm tôi, trên núi có hai cây tùng to để ngài dễ nhận. Tên tôi là Ca Nặc Ca.”
Thiền Sư Ngộ Đạt hồi tưởng lại chuyện cũ, bèn lên Mông Sơn tìm vị sư bị mụt độc khi trước.
Từ xa trông lên lưng chừng núi, đã thấy hai cây tùng cao ngất tận chín tầng mây. Đến trước hai cây tùng, phát hiện có một ngôi tự viện bằng vàng xanh rực rỡ, định tìm vị tăng, thời đã thấy ông nầy đứng trước cửa chùa mỉm cười đưa ông vào. Thiền Sư Ngộ Đạt đảnh lễ xong bèn kể đầu đuôi nỗi khổ của mình. Vị tăng bày thiền sư sáng mai xuống con suối dưới hốc đá rửa đi, thời bệnh khỏi.
Quốc Sư Ngộ Đạt sau khi nghe hồn phiêu phách tán tận chín tầng mây, cấp tốc vốc nước rửa mụt độc, đau nhói tận xương, hôn mê bất tỉnh. Một thời gian lâu ông mới tỉnh, nhìn đầu gối không còn thấy dấu vết mụt độc nữa. Bấy giờ mới biết vị tăng đó là thánh, những tưởng trở lại chùa lễ bái, vừa quay đầu lại, chẳng thấy chùa đâu cả. Cuối cùng lấy cỏ bện lều, sớm chiều lễ tụng, tu phép sám hối, cho nên nay mới có bản Từ Bi Tam Muội Thủy Sám.
Giảng ngày 15 tháng 4 năm 1984
Bạn đang xem bài viết Ăn Mặn Hay Ăn Chay? trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!