Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Món Ngon Cho Bà Bầu Tốt Cho Thai Nhi Và Cả Mẹ Bầu mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Điều thiêng liêng nhất trên cuộc đời này chính là làm mẹ nên khi một sinh linh xuất hiện cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt nhất cho con. Bên cạnh những thực phẩm bổ sung bổ dưỡng như: sữa, yến, sâm,… thì chế độ ăn hợp lý được các mẹ bầu rất chú ý. Bài viết sau đây, sẽ giới thiệu 10 món ngon cho bà bầu và thai nhi.
Trong thời gian thai kỳ việc hình thành và phát triển một cách toàn diện của thai nhi cả về sức khỏe và sự phát triển của trí não là vô cùng quan trọng và trong thời kỳ này thì dinh dưỡng mà bé hập thú chính là nguồn dinh dưỡng có được từ thức ăn mà người mẹ dung nạp vào cơ thể.
Các tiêu chí quan trọng để chọn món ăn ngon cho bà bầu
Thực tế việc chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi khá phức tạp, được chia làm 3 dài đoạn chính là 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng trước khi sinh, khi đó chế độ dinh dưỡng của người mẹ cũng được chia làm 3 dai đoạn.
Món ngon cho bà bầu 3 tháng đầu
Món ngon cho bà bầu 3 tháng giữa
Món ăn cho bà bầu 3 tháng cuối.
Bông so đũa xào thịt bò
Trong quá trình mang thai, thai phụ dễ bị mệt mỏi, khó chịu vì thiếu chất sắt. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các thai phụ nên bổ sung sắt suốt quá trình mang thai. Sắt là dưỡng chất giúp các mẹ bầu tránh tình trạng thiếu máu. Mà thịt bò là là nguồn cung cấp chất sắt khổng lồ thai phụ nên bổ sung vào thực đơn của mình.
Ướp phần thịt bò đã phi-lê với các gia vị, để thịt bò ngấm trong 15 phút. Bông so đũa làm sạch để ráo. Phi tỏi thơm cho thịt bò vào xào, đến bò tái thì cho bông so đũa vào xào cùng. Lưu ý, trong quá trình mang thai thai phụ nên ăn thịt bò đã chín kĩ, không nên ăn bò tái sẽ không tốt cho mình và thai nhi. Vậy chỉ qua vài bước đơn giản đã có một món ngon cho bà bầu vừa ngon vừa dinh dưỡng.
Món ăn ngon cho bà bầu 3 tháng đầu Cháo cá chép
Cháo cá chép là món ngon cho bà bầu rất được yêu thích và khuyến khích dùng để an thai. Sở dĩ cá chép được lựa chọn cho thai phụ vì trong sách y học có chép lại “Cá chép chủ trị an thai. Khi thai động, khi người mẹ mang thai bị phù, nên ăn canh cá chép”, theo dân gian còn truyền miệng cá chép không chỉ tốt cho bà bầu mà còn giúp trẻ sinh ra thông minh, da trắng, môi đỏ.
Nấu cháo cá chép khá đơn giản. Cá chép mua về làm sạch, luộc cá đến khi cá chín vớt ra gỡ lấy thịt. Một nồi cho gạo nếp, gạo tẻ vào nấu cháo. Đối với mẹ nào không nghén thì cho phần thịt cá trước đó vào nồi cháo đảo đều, nêm nếm và múc ra tô thưởng thức. Riêng với mẹ bầu bị nghén, không chịu được mùi hôi tanh thì xào phần thịt cá cho săn rồi trút vào nồi cháo, đảo đều, nêm nếm và tắt bếp. Như vậy, chỉ cần khoảng tầm 60 phút mẹ bầu đã có món ngon dưỡng thai tốt cho mẹ và bé.
Chân giò hầm hạt sen
Theo như kinh nghiệm dân gian, mẹ bầu ăn chân giò thì sẽ có nhiều sữa cho con, nhất là đối với mẹ bầu vừa mới sinh. Hạt sen là thực phẩm lý tưởng để chế biến nhiều món ăn cho bà bầu và bé, hạt sen giúp an thai, là thần dược cho giấc ngủ mẹ bầu đồng thời tốt cho thần kinh và sự phát triển trí não của bé nên chân giò hầm hạt sen được các mẹ bầu bổ sung vào thực đơn dưỡng thai của mình.
Chân giò làm sạch, ướp với gia vị khoảng 1 tiếng. Hạt sen cho vào luộc đến khi chín tới thì cho ra chén. Ninh chân giò trong nồi áp suất khoảng 30 phút, cho cà rốt và nấm hương đã chuẩn bị trước vào nồi hầm cùng xương, cuối cùng là hạt sen đã luộc nêm nếm vừa ăn và cho ra bát để thưởng thức. Món này có thể ăn kèm với cơm nóng hay dành cho những ngày mẹ bầu mệt mỏi.
Nón ngon cho bà bầu Canh chua cá hồi
Xào cá chua đã cắt làm 4 hoặc 6 sau đó cá hồi vào xào cùng. Cho lượng nước vừa ăn vào nồi nấu cùng cá, chú ý vớt bọt cho nồi canh được trong. Khi thấy cá gần chín cho đậu hủ, đậu bắp vào, nêm nếm cho vừa ăn cuối cùng tắt bếp và ăn kèm với cơm sau đó.
Cá hồi được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là tốt cho mẹ và thai nhi. Trong cá hồi chứa lượng lớn can xi, vitamin D đặc biệt hàm lượng omega 3, DHA rất có lợi cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Ngoài ra, trong món ăn ngon cho bà bầu này có thêm các chất xơ và đậu phụ hỗ trợ tiêu hóa cho mẹ bầu vô cùng tốt. Đây là món ăn cung cấp đạm khá cao nên mẹ bầu nên ăn vào bữa chính, ăn lượng vừa đủ với một chén cơm hoặc nui.
Cải bó xôi luộc chấm kèm nước sốt gừng
Nước sốt gừng sẽ được làm như sau: trộn gừng, giấm, nước tương và nước luộc gà vào chén nhỏ, cho thêm ½ muỗng cà phê muối, thêm dầu mè, khuấy đều hỗn hợp trên. Cải bó xôi nhặt sạch cho vào luộc với một ít muối. Cho cải để ráo, xếp ra dĩa và rưới nước sốt lên trên.
Như mọi người đã biết, cải bó xôi còn có tên gọi khác là rau chân vịt, bina. Cải bó xôi chứa lượng axit folic lớn – là dưỡng chất đặc biệt cần thiết cho thai nhi, giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Đây là món ăn ngon cho bà bầu vừa thanh đạm nhưng lại rất tốt cho giai đoạn đầu của thai nhi.
Salad trứng gà
Làm hỗn hợp bao gồm 1 muỗng dầu oliu, nửa muỗng muối, hỗn hợp đường và giấm đánh tan. Cho xà lách, cà chua bi và trứng gà đã luộc cắt khoanh trên dĩa, rưới phần nước trộn đã làm trước đó, khi ăn trộn đều. Là món ngon cho bà bầu nhưng không tốn nhiều thời gian, cách làm thì đơn giản mà lại đầy dưỡng chất.
Thịt gà xào rau củ
Đối với mẹ bầu, nên chọn gà nuôi vườn không nên ăn gà công nghiệp vì không tốt cho sức khỏe của mẹ. Gà mua về làm sạch, xào chín sơ để riêng. Phi hành cho thơm, sau đó cho cà rốt, bắp non, đậu hà lan và nấm rơm vào xào, đến khi rau củ gần chín thì cho gà vào xào cùng, nêm nếm gia vị và ăn kèm với cơm nóng sẽ rất ngon.
Món ngon cho bà bầu này cung cấp chất sắt, giúp sản sinh ra tế bào hồng cầu đồng thời cung cấp đầy đủ lượng oxy cần thiết giúp mẹ bầu không bị hoa mắt, chóng mặt trong quá trình mang thai bé.
Cháo tôm bí đỏ
Tôm làm sạch, luộc chín và lọc lấy phần thịt để riêng. Nấu cháo vào nồi khác cùng bí đỏ cho đến nhừ, khi cháo gần chín thì cho phần tôm vào nấu cùng, nêm nếm vừa ăn và múc ra bát, thêm ít ngò lên trên để cho dậy mùi.
Vào những ngày mang thai mẹ bầu thường có cảm giác khó ăn, miệng đắng nên món ngon cho bà bầu này sẽ rất dễ tiêu hóa và mang lại cảm giác ngon miệng cho thai phụ. Đồng thời cháo tôm bí đỏ giúp bổ sung vitamin A, chất oxy hóa có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kì, tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu, duy trì mức độ lipid trong thai kì rất tốt cho mẹ và bé.
Canh cua mồng tơi
Cua làm sạch, giã nhỏ ướp cùng hành khô và ít muối. Lọc lấy nước cua, nêm thêm gia vị, đun lửa vừa, khuấy nhẹ khi gần sôi thì mở vung. Đợi nước sôi thì hạ lửa nhỏ, lấy muôi rưới nước cua nóng lên gạch cua cho gạch cứng và đóng thành bánh sau đó cho rau mồng tơi vào, đến khi rau mềm là có thể ăn được rồi.
Món ngon cho bà bầu này không chỉ vừa đơn giản mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, bổ sung canxi và giúp giải nhiệt cho mẹ bầu và thai nhi. Món nay rất tốt cho những ngày mẹ cảm thấy nóng trong người, giúp giải nhiệt những ngày thời tiết oi bức.
Nấm kim châm xào thịt bò
Như đã nói ở trên, thịt bò rất tốt cho sức khỏe cho mẹ bầu nấu kèm với nấm kim châm sẽ giúp cho mẹ bầu ăn ngon miệng hơn. Thịt bò thái lát, ướp cùng gia vị trong khoảng 15 phút, sau đó xào cùng với ít hành đã phi thơm.
Khi bò đã chín tái cho nấm vào xào cùng đến khi thịt và nấm chín hết. Tắt bếp và ăn với cơm sẽ là món ngon cho bà bầu vào những bữa cơm trưa hay chiều của thai phụ. Món ngon này tốt cho những mẹ bầu bị thiếu máu trong quá trình mang thai.
Ngoài 10 món ngon cho bà bầu được giới thiệu ở trên, các mẹ bầu cần bổ sung cho mình các loại hạt, trái cây tươi, rau củ quả,…để bổ sung vitamin, chất sơ cho mình và bé. Bên cạnh các chất dinh dưỡng thì việc luôn giữ tinh thần thật luôn được vui vẻ, sảng khoái là rất quan trọng mà các mẹ luôn phải chú ý trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh.
Buổi Sáng Bà Bầu Nên Ăn Gì Tốt Nhất Cho Mẹ Và Thai Nhi?
Buổi sáng bà bầu nên ăn gì tốt nhất?
Sau một giấc ngủ dài vào buổi tối, cơ thể mẹ bầu đã tiêu thụ hết phần năng lượng còn sót lại từ bữa ăn trước. Vì vậy, để bổ sung năng lượng mới cho cơ thể, một bữa sáng dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Hơn nữa, theo khuyến cáo, việc lấp đầy bao tử ngay sau khi thức dậy có thể giúp mẹ giảm bớt chứng buồn nôn buổi sáng. Dù bị nhiều người lơ là, nhưng theo các chuyên gia, so với bữa tối và bữa trưa, bữa sáng mới là bữa quan trọng nhất trong ngày. Vậy, bà bầu nên ăn gì trong bữa ăn quan trọng này?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, trong vòng 1 tiếng đồng hồ sau khi thức dậy là thời điểm hoàn hảo để bắt đầu một bữa sáng. Bởi theo nghiên cứu, sau một đêm dài, lượng đường trong máu bạn có nguy cơ xuống thấp, nhất là với những người có tiền sử huyết áp thấp. Ăn sáng sau khi thức 60 phút có thể giúp bạn bổ sung năng lượng và ngăn ngừa tình trạng hạ huyết áp. Thêm nữa, việc nạp thêm thức ăn vào cơ thể cũng giúp quá trình trao đổi chất hoạt động tốt hơn.
– Ngũ cốc: Vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa cung cấp một nguồn dưỡng chất dồi dào, ngũ cốc là lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng của bầu. Ngũ cốc là sự lựa chọn tối ưu cho buổi sáng, đơn giản nhưng lại cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ bầu. Ngũ cốc sẽ làm cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động một cách bình thường và không gây cho mẹ cảm giác khó chịu, đầy bụng,… trong một ngày dài. Thêm vào đó, những vitamin có trong ngũ cốc như sắt, vitamin B, chất xơ,… còn hỗ trợ ngăn ngừa dị tật cho thai nhi. Có các món ăn gợi ý với ngũ cốc các bầu có thể tham khảo như: Cháo yến mạch nấu bí đỏ, yến mạch trộn sữa và trái cây, ngũ cốc ăn cùng sữa và trái cây tốt cho mẹ bầu gồm các loại quả mọng hoặc chuối,…
– Protein: Không thể thiếu trong quá trình xây dựng và hình thành các tế bào, protein còn giúp cung cấp năng lượng để các hoạt động trong cơ thể diễn ra “mượt” hơn. Một ổ bánh mì bò hay một phần rau cải kèm trứng sẽ bổ sung đủ lượng protein cần thiết cho bữa sáng của mẹ. Thịt nạc rất giàu sắt và dễ dàng được cơ thể hấp thu. Sắt đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chuyên chở oxy và tổng hợp tế bào hồng cầu. Ăn thịt nạc cũng giúp mẹ bầu cung cấp đủ máu cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy vài miếng thịt nạc cho bữa sáng của mẹ bầu là gợi ý hay trong chế độ dinh dưỡng.
Bà bầu tăng cân như thế nào thì hợp lý?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ bầu nên tăng khoảng 9-12kg trong thai kỳ. Tuy nhiên, cân nặng này cũng còn tùy vào cơ địa của từng người, cụ thể với mẹ bầu dư cân chỉ cần tăng 7-8kg, cân nặng trung bình tăng 11-16kg, mảnh khảnh tăng 12-18kg. Câu hỏi luôn hiện trong đầu của mẹ nếu bác sĩ phán có vấn đề về cân nặng đó là “bà bầu nên ăn gì?
+ Tăng thêm 15g chất đạm/ngày. Trong đó, mẹ nên ưu tiên đạm động vật gồm sữa, thịt, trứng, thủy hải sản như tôm, cua, cá , ốc. Đạm thực vật cũng không nên bỏ qua như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu,… Trong những loại thực phẩm này còn chứa cả chất béo, vitamin rất tốt cho sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi.
+ Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và tăng lượng thức ăn, chú ý tăng cường món giàu đạm, kẽm, sắt, vitamin A, C, canxi. Ăn đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm theo 4 nhóm. Sinh con 2021 có tốt không?
+ Tăng cường nạp thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), rau dền, các loại rau có màu xanh đậm… Một số thực phẩm giàu canxi: sữa, tôm, cá nhỏ (ăn cả xương), cua, ốc, hạt vừng…
+ Mỗi tuần nên ăn cá ít nhất 3-4 lần để bổ sung các axít béo thiết yếu giúp phát triển trí não thai nhi. Chú ý ăn đủ rau xanh, ngày 400-600 g để tránh táo bón. Bổ sung quả chín để cung cấp vitamin.
+ Không nên dùng các chất kích thích như: rượu, cà phê, thuốc lá, chè đặc, ớt, hạt tiêu, giấm…. Nên ăn nhạt, bớt muối nhất là những bà mẹ bị phù thận để giảm phù và tai biến khi sinh.
+Uống thêm viên sắt hàm lượng 60 mg/ngày để phòng thiếu máu thiếu sắt, uống cho đến sau khi sinh 1 tháng. Chú ý khi uống sắt phải bổ sung thêm vitamin C giúp hấp thu sắt 100%.
+ Lượng canxi cần bổ sung trong suốt thời gian mang thai là 800-1.000 mg một ngày.
+ Bên cạnh đó, cần bổ sung các loại vitamin: A; D; B1,2,6; C… Vitamin D giúp hấp thu các khoáng chất như canxi, phốt pho. Mẹ cũng nên dành thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt hoặc bổ sung vitamin D hàng ngày.
Quan tâm tới vấn đề mẹ bầu ăn gì để con tăng cân hợp lý trong quá trình 40 tuần thai đồng nghĩa với việc mẹ sẽ cần chú trọng tới chính cân nặng của mình. Mẹ tăng cần đúng chuẩn với thực đơn đủ dinh dưỡng sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng cho bữa sáng
Liệt kê 5 thực phẩm bà bầu nên ăn buổi sáng để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng là những điều chị em phụ nữ vô cùng quan tâm khi đang mang thai. Như chúng ta đã biết bữa sáng rất quan trọng đối với tất cả mọi người, bữa sáng cung cấp thêm năng lượng sau một đêm dài và là năng lượng đầu tiên cho một ngày làm việc.
Rau xanh: Rau có màu đậm thường chứa hàm lượng vitamin cao. Trong các loại rau thì bắp cải là nguồn cung cấp canxi dồi dào, bông cải xanh giàu acid folic, các chất xơ và chất chống oxy hóa. Một lý do nữa mà mẹ bầu được khuyên là nên dùng rau trong bữa sáng, đó chính là vì bữa sáng là bữa cung cấp khoảng 50% chất dinh dưỡng cua cơ thể trong suốt một ngày. Ăn nhiều rau vào bữa sáng khi mang bầu sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa và giúp cơ thể đào thải chất độc tốt hơn.
Đậu Đỏ: Được đánh giá là một trong những loại thực phẩm chứa hàm lượng chất oxy hóa cao, đậu đỏ có thể giúp mẹ bầu thoát khỏi nguy cơ mắc nhiều loại bệnh. Không chỉ vậy, đậu đỏ có chứa hàm lượng omega – 3, protein phong phú. Ngoài ra, lượng vitamin có trong đậu đỏ còn có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp mẹ bầu tránh khỏi nguy cơ bị mệt mỏi khi mang thai. Mẹ bầu có thể dùng đậu đỏ để hầm thành soup hoặc nấu cháo ăn trong bữa sáng sẽ giúp chống táo bón, hạn chế nóng trong người.
Dâu tây: Tráng miệng bằng dâu tây sau bữa sáng cũng rất có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu. Trong dâu tâu có chứa vitamin c, kali và mangan giúp chống viêm và hỗ trợ xương của người mẹ luôn chắc khỏe. Thường xuyên ăn dâu tây còn có thể giúp giảm đau khớp trong thai kỳ. Ngoài ra, dâu tây cũng được đánh giá là loại quả có chứa nhiều folate giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Bà bầu không nên ăn gì vào bữa sáng?
– Không ăn chuối, dứa khi bụng đói: Trong quả chuối, thành phần kali có lợi cho giấc ngủ thì nó còn chứa một lượng lớn nguyên tố magie, nếu mẹ ăn chuối khi bụng đói sẽ khiến hàm lượng magie trong máu đột ngột tăng cao, mà magie lại là một trong những nguyên tố “nhạy cảm” đối với chức năng tim mạch.
Trong quả dứa có chứa hàm lượng Enzym rất mạnh, nếu mẹ bầu ăn khi bụng đói sẽ dễ tổn thương dạ dày. Ngoài ra, các thành phần dinh dưỡng khác cũng chỉ được cơ thể hấp thu tốt sau khi đã ăn no.
– Không uống nhiều đồ uống lạnh: Khi nhiệt độ chênh lệch quá lớn sẽ gây kích thích dạ dày, đường ruột mạnh mẽ, có thể dẫn đến nhiều triệu chứng không khỏe cho mẹ bầu.
Mách Mẹ Bầu Ăn Rong Biển Đúng Cách Để Khoẻ Mẹ Tốt Cả Cho Thai Nhi
Bà bầu ăn rong biển được không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu bởi rong biển là món ăn vốn nổi tiếng giàu dinh dưỡng, tốt cho trĩ não, da và cả vóc dáng lại vô cùng ngon miệng. Vậy thực hư thế nào?
Những chất dinh dưỡng có trong rong biển
Rong biển thường được nhiều người gọi là tảo biển. Có các loại tảo xanh, tảo đỏ, tảo nâu, tảo xoắn… được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau.
Các nhà khoa học cho rằng hàm lượng vitamin A trong rong biển cao gấp 2-3 lần so với carrot, hàm lượng canxi cao gấp 3 lần so với sữa bò và lượng vitamin B2 cao gấp 4 lần so với trứng… Ngoài ra rong biển còn chứa chất đạm cao gấp 3,5 lượng đạm có trong các loại thịt động vật. Hàm lượng Vitamin B trong tảo cũng cao gấp 5 lần so với uống sữa đậu nành và Vitamin E cao gấp 3 lần so với dùng dầu dừa. Bên cạnh đó, chất béo trong rong biển có tác dụng điều hòa lượng cholesterol trong máu, ngăn chặn bệnh cao huyết áp và tim mạch.
Chính vì vậy loại thực phẩm này không chỉ được ăn tươi, sấy khô mà còn dùng để sản xuất mỹ phẩm, thuốc thực phẩm chức năng.
Bà bầu ăn rong biển được không?
Các nghiên cứu cho thấy, rong biển ngoài các lợi ích dành cho tất cả mọi người như ngăn ngừa chứng táo bón, đẹp tóc, ngăn ngừa chảy máu chân răng,…Dưỡng chất trong rong biển còn đặc biệt tốt cho mẹ bầu với các chức năng như:
1. Phòng chống dị tật thai nhi
Các nhà khoa học cho biết các chất dinh dưỡng có trong rong biển có tác dụng giúp ngăn ngừa khuyết tật bào thai. Axit align và alignic được tìm thấy trong nhiều loại rong biển, có chức năng ngăn chặn độc tố từ máu mẹ được vận chuyển vào bào thai.
2. Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Bà bầu ăn rong biển sẽ làm giảm cholesterol trong máu. Chất carbohydrate trong rong biển giúp máu lưu thông, loại bỏ mỡ thừa, ngăn ngừa đông máu, xơ vữa động mạch. Nhờ tác dụng này, bà bầu sẽ ít có nguy cơ bị cao huyết áp, tim đập nhanh hay biến chứng tim mạch nguy hiểm trong thai kỳ.
3. Giảm rạn da
Chất dinh dưỡng có trong rong biển có tác dụng giúp da khỏe, đẹp và tăng đàn hồi. Nhiều người mẹ chia sẻ, khi ăn rong biển, tình trạng mụn trứng cá và rạn da khi mang thai được giảm thiểu rõ rệt. Ăn rong biển cũng giúp cho móng và tóc được khỏe đẹp. Lý do vui là khi ấy, bạn không còn phải lo lắng chuyện dưỡng tóc trong thai kỳ hoặc nguy cơ ảnh hưởng từ thuốc dưỡng tóc đến bé.
4. Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ
Các nhà khoa học người Nhật đã chứng minh chất fucoxanthin trong rong biển có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường bà bầu hấp thụ vào cơ thể. Cân bằng và dung hòa lượng đường trong máu từ đó hạn chế bị tiểu đường.
5. Giải độc, làm đẹp cơ thể
Trong thai kỳ, do yêu cầu nạp quá nhiều lượng thức ăn trong ngày dẫn đến đôi khi một số thực phẩm có chứa chất độc, không có lợi cho cơ thể. Ăn rong biển được coi là biện pháp an toàn và hiệu quả trong việc giải độc và làm dịu cơ thể.
6. Cung cấp I-ốt
Rong biển là loài sống chủ yếu ở vùng nước mặn và nước lợ, bám quanh các ghềnh đá, các rặng san hô. Một trong những thành phần rong biển có thể cung cấp cho bà bầu là I ốt.
Lưu ý khi mẹ bầu ăn rong biển
Dù rằng loại thực phẩm này rất giàu dinh dưỡng, thế nhưng không vì vậy mà bạn có thể thoải mái tiêu thụ tùy ý thích. Các mẹ bầu nên lưu ý do tính chất chứa rất nhiều iốt của loại thực phẩm này, việc ăn rong biển quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Ngoài ra, rong biển còn có thể làm tăng lượng iốt ở cả mẹ và con nếu không được kiểm soát hàm lượng trong chế độ ăn hằng ngày. Điều này đôi khi có thể gây ra suy giáp cho bé.
Các bác sĩ gợi ý mỗi ngày mẹ chỉ nên ăn khoảng 220mg rong biển. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu vẫn nên hỏi ý kiến các chuyên gia trước khi thêm rong biển vào chế độ ăn.
Gợi ý các món ăn ngon với rong biển mà mẹ bầu có thể áp dụng cho thực đơn
Canh rong biển: Rong biển khô xoắn ngâm nước hơi nóng một chút cho nở ra. Sườn non, thịt gà, thịt bò băm ướp gia vị xào sơ sau đó cho nước vào, khi sôi vặn nhỏ lửa đun một lúc. Bắc ra có thể cho thêm hành hoa hoặc thì là. Món này cực kỳ bổ dưỡng cho não của bé. Có thể nấu với cà chua, đậu hũ non cũng rất ngon.
Rong biển cuộn cơm (loại rong biển đã sơ chế): Bắc chảo lên bếp để khô, sau đó cho một chút dầu ăn vào, vặn bếp nhỏ lửa, cho một miếng rong biển vào, rắc đều một chút gia vị lên trên, lật mặt sau lại cho ngấm. Lấy ra cắt khoảng làm 4 hoặc 6, cho cơm vào cuộn lại như nem, có thể trộn thêm rau củ tùy thích. Ăn nóng rất ngon.
Chè rong biển: Có thể nấu chung với đậu xanh hoặc nấu thạch. Là món ngon, mát, bổ ngày hè.
Rong biển xào hoặc sốt chua ngọt: Món này có thể sốt chung với cà chua, đậu hũ non hoặc xào với các loại rau, thịt, nấm.
Bật Mí Các Món Ăn Chay Cho Bà Bầu Tốt Cho Cả Mẹ Và Bé
Để cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng trong khi mang thai, bạn cần thực hiện chế độ ăn chay theo đúng khuyến cao từ chuyên gia.
Ăn chay theo chế độ khoa học, lành mạnh và đúng phương pháp. Đồng thời bổ sung thêm những dưỡng chất thiếu hụt qua việc dung nạp thực phẩm chức năng nhằm hạn chế nguy cơ thai nhi phát triển kém.
Nếu thấy những biểu hiện bất thường như: mệt mỏi, cơ thể yếu hoặc hoa mắt, ù tai… cần dừng ngay ăn chay lại.
Nên kết hợp xen kẽ giữa ăn chay và ăn thịt để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.
Ăn chay kết hợp với luyện tập thể dục điều độ.
Canh đậu hũ
Canh đậu hũ là một trong những món chay thanh mát và cung cấp đủ dinh dưỡng. Hàm lượng đạm thực vật dồi dào có trong đậu hũ là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho mẹ bầu. Nguyên liệu nấu canh đậu hũ:
1 bìa đậu hũ non
1 cây súp lơ xanh nhỏ
1 củ cải trắng, 1 củ cà rốt
Nửa bắp ngô, 1 củ hành tím, 1 mớ mùi, 5 củ hành lá
Các loại rau củ đem rửa sạch, để ráo nước. Súp lơ xanh cắt nhỏ từng bông. Củ cải và cà rốt nạo vỏ, xắt khúc hoặc tỉa hoa.
Đậu hũ xắt miếng vuông có kích cỡ khoảng 1,5cm. Hành tím bóc vỏ, đập dập. Mùi, hành lá cắt rễ, rửa sạch, thái nhỏ. Ngô dùng dao cắt hạt ra khỏi lõi.
Đổ cà rốt, củ cải, hành tím vào nồi và rót thêm 1,5 lít nước. Ninh 15 phút để nguyên liệu chính mềm rồi thả ngô vào đun thêm 10 phút nữa.
Tiếp tục cho đậu hũ non và súp lơ thật nhẹ nhàng vào nồi. Đợi nồi sôi trở lại, nêm nếm muối bột canh cho đậm đà, đun thêm 2 phút nữa rồi tắt bếp.
Tôm chay sốt cà chua là món ăn bắt mắt, hương thơm đặc trưng và hương vị đậm đà, thích hợp dùng kèm cơm nóng. Món ăn ngon này giúp tăng thêm cảm giác ngon miệng và giảm bớt các triệu chứng ốm nghén. Nguyên liệu làm tôm chay sốt cà chua:
1 gói tôm chay bán ngoài cửa hàng thực phẩm chay
4 quả cà chua
1/2 bát con bột mì, 1/3 bát con bột chiên giòn
2 thìa hạt nêm chay, 1 thìa canh đường, 1 thìa canh tương chay, 100ml thìa canh dầu ăn
Canh đậu hũ chay nấu dứa Canh đậu hũ chay là một trong những món ăn chay dễ chế biến, dễ ăn và cung cấp hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, bù đắp lượng đạm động vật thiếu hụt trong cơ thể. Nguyên liệu nấu canh đậu hũ chay nấu dứa:
Đậu hũ để ráo nước rồi xắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Cà chua rửa sạch, bỏ cuống và bổ múi cau. Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, thái lát mỏng. Nấm cắt rễ, rửa sạch. Rau mùi, hành lá cắt rễ, rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ.
THAM KHẢO CÁC MÓN CHAY NGON DỄ LÀM
Bạn đang xem bài viết 10 Món Ngon Cho Bà Bầu Tốt Cho Thai Nhi Và Cả Mẹ Bầu trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!