Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Món Muối Chua Cực Ngon Có Một Không Hai Ở Đất Nước Việt Nam Xinh Đẹp mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. 10 món muối chua cực ngon có một không hai ở đất nước Việt Nam xinh đẹp
1. Cải bẹ muối giòn
Dưa cải bẹ muối là món ăn truyền thống từ lâu đời của Việt Nam. Biến tấu với dưa cải muối cay ngon không kém kim chi củ hàn Quốc, cách làm lại không hề khó chút nào. Những vại dưa muối ngoài hàng đôi khi không đảm bảo an toàn về vệ sinh, chế biến cẩu thả, trong dưa đôi khi lẫn dị vật mất ngon, khiến người ăn có thể bị đau bụng đi ngoài, vì vậy hãy tự tay muối dưa cải bẹ an toàn, ngon miệng cho cả nhà thưởng thức. Nguyên liệu muối dưa bao gồm: dưa cải bẹ, giềng, muối, đường nếu muốn dưa chua nhanh hãy cho thêm dấm. Hãy sơ chế rau thật sạch để không bị sạn, phơi nắng một ngày để dưa không bị khú, đóng váng.
2. Sung muối
Xưa kia, sung được biết đến như là quả ăn vặt của trẻ con và là món ăn của người nghèo. Tuy nhiên, ngay nay, khi người ta “biết ăn” và sành ăn hơn, quả sung đã đi vào thực đơn của rất nhiều hàng quán và gia đình, trở thành một món ăn mặn hấp dẫn. Món ngon nhất từ quả sung chính là sung muối. Sung muối được miêu tả là chua, dịu, giòn, bùi, có thể ăn thay cà trong bữa cơm hoặc ăn cùng ốc luộc, bún riêu cũng rất hợp.
3. Hành muối
Hành muối có mặt trong mâm cơm truyền thống của nhiều gia đình Việt, đặc biệt là trong ngày Tết khi kết hợp cùng bánh chưng. Hành muối có vị mặn, giòn, chua, cay, rất hợp để giải ngấy trong bữa cơm nhiều thịt, nhiều đạm. Người ta có thể dùng hành trắng hoặc hành tía để muối nhưng theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ thì củ hành trắng hay hành hương ăn ngon và thơm hơn hành tía. Hành tía hăng, cay hơn khiến cho vại dưa lâu chín hơn.
4. Nhút mít
Nhút mít là đặc sản của miền Trung, đặc biệt là vùng Nghệ An, Hà Tĩnh và được coi như dưa muối của vùng nay. Dưa nhút được muối từ xơ mít hoặc những quả mít non cùng muối biển nén chặt trong vại. Sau vài ngày, phần nhút lên men tỏa mùi chua dịu là lúc bạn có thể ăn được. Dưa nhút có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn khác đều rất ngon.
5. Dưa bao tử muối chua
Dưa bao tử muối cả trái, ăn giòn giòn chua chua rất lạ miệng. Món dưa chuột muối giúp đào thải độc tố trong cơ thể, ổn định huyết áp, các chất magie, kali và chất xơ rất tốt cho những người có huyết áp không ổn định, bất kể là huyết áp cao hay huyết áp thấp. Với hàm lượng chất xơ hết sức dồi dào kết hợp với vị ngọt, tính mát vượt trội rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món dưa bao tử này gồm có: dấm gạo, đường, tỏi, muối hạt, dưa chuột trái đều nhau, vài nhánh thì là, cà rốt tỉa hoa thái miếng. Pha chế nước dùng để muối dưa chuột chua ngọt gồm: đường, muối, dấm theo tỉ lệ vừa đủ cùng nước ấm khuấy lên cho đều. Sau đó là ta cho tỏi + ớt tươi + thì là đã sơ chế vào hỗn hợp này và khuấy cho đều tay. Xếp dưa vào lọ thủy tinh và đổ hỗn hợp nước muối, để ở nhiệt độ phòng từ 3 đến 5 ngày là có thể dùng, loại dưa này cũng bảo quản được trong thời gian khá lâu nếu bạn đóng chặt nắp và để tủ lạnh.
6. Măng muối chua
Măng muối chua được các đấng mày râu rất ưa thích, nhất là những người thích ăn cay. Măng muối cho ăn kèm với mì tôm thôi cũng đã xua đi cái ngán ngẩm của mì tôm hay xào với các loại lòng lợn, gà và xào với thịt mỡ ăn đỡ ngấy. Vị măng chua cay giòn giòn, kích thích vị giác chắc chắn sẽ khiến bạn “ngất ngây”, giúp bữa cơm thêm phần thú vị. Măng vị ngọt hơi đắng, sau khi được lên men thì vị đặc trưng này sẽ biến mất nhưng tác dụng của nó vãn còn lưu giữ. Công dụng của món ăn này là hóa đàm hạ khí, thanh nhiệt trừ phiền, tiêu thực giả độc, thông lợi nhị tiện, thường được dùng để làm thức ăn và làm thuốc cho những người bị cảm mạo phong nhiệt, ho do phế nhiệt có nhiều đờm vàng, phù thũng do viêm thận, do suy tim và thiểu dưỡng, sởi và thủy đậu ở trẻ em, sốt cao phiền khát, ăn uống chậm tiêu, tiểu tiện bất lợi, đại tiện không thông… Nguyên liệu bao gồm: củ măng tươi, dấm, muối, đường, tỏi, ớt. Lưu ý thái lát mỏng để măng nhanh chua, chần qua bằng nước sôi pha chút muối để măng bớt vị đắng.
7. Cà pháo muối xổi
Cà muối là món ăn dân dã, xuất hiện trong bữa cơm của nhiều gia đình. Cà pháo muối chua ngọt vẫn giữ được độ giòn thơm ngon. Miếng cà trắng có vị hơi chua, mặn dịu, thơm mùi riềng, tỏi, thích hợp ăn kèm với thịt luộc, canh cua.
8. Dưa bắp cải muối rau răm
Dưa bắp cải muối có ưu điểm là dưa lên men nhanh, dễ làm không quá cầu kỳ. Tuy nhiên món ăn này chỉ hợp muối xổi ăn trong ngày vì dễ chua gắt nhanh. Món dưa chua này có lượng axit lactic kích thích hệ tiêu hóa giúp ăn ngon miệng hơn, hấp thụ tốt các muối khoáng, canxi và sắt. Nguyên liệu cho món dưa bắp cải gồm: bắp cải non, cà rốt thái sợi, rau răm, muối, dấm. Nên chọn bắp cải nhỏ, cuộn chặt để món dưa giòn ngon hơn, thái nhỏ sợi miến để chua nhanh, ngấm gia vị hơn. Nên nén chặt bằng một bịch nước, sau 4 – 5 tiếng là có thể dùng được.
9. Dưa góp chua ngọt
Món dưa góp cà rốt và củ cải trắng hay đu đủ thật giòn với vị chua cay mặn ngọt hài hòa giúp giảm bớt cảm giác nhanh ngán của các món ăn chứa nhiều dầu mỡ. Những thanh cà rốt, củ cải thái vuông dài màu sắc nhã nhặn, các loại gia vị ngấm vào trong từng nguyên liệu cộng với mùi thơm của rau tạo nên mùi thơm tổng thể rất hấp dẫn. Cần chuẩn bị những nguyên liệu như: cà rốt củ to, củ cải trắng, tỏi, muối, đường, giấm, nước mắm thái thanh hoặc tỉa hoa tùy ý. Dùng dấm đường, nước mắm, nước lọc theo tỉ lệ 1:1:1:1 vào nồi đun sôi. Tắt bếp, thả tỏi thái lát mỏng vào hỗn hợp rồi đợi nguội, hỗn hợp nước để muối dưa. Cho củ cải trắng, cà rốt vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước ngâm và để trong 1 ngày là bạn đã có thêm món ăn hấp dẫn cho bữa cơm nhà mình rồi đấy.
10. Dưa món mặn
Là một trong những món ăn được nhiều người Việt lựa chọn vào dịp Tết, dưa món đơn giản dễ làm với các nguyên liệu như củ cải, cà rốt, tỏi, hành… ngâm chung với củ kiệu. Với vị chua, ngọt thanh mát, dưa món là món ăn tuyệt vời giúp chống ngán hiệu quả ngày Tết. Đặc biệt, những hũ dưa món nhỏ tự tay làm cũng là món quà Tết ý nghĩa dành tặng bạn bè, người thân.
II. Những món muối chua ngon nức tiếng khác
1. Thịt lợn muối chua Hòa Bình
Thịt lợn ở vùng cao có nhiều cách chế biến độc đáo, nhưng nổi bật nhất có lẽ là thịt lợn muối chua của người Mường ở Hoà Bình. Nguyên liệu chính của món thịt chua là thịt lợn ba chỉ và thính gạo. Trong đó, thính chính là linh hồn, tạo nên sự khác biệt của món thịt chua. Thịt lợn chua ăn với lá sung, đinh lăng, mít non, lá vả… chấm nước mắm tỏi ớt.
Bên cạnh Hoà Bình thì thịt chua cũng là đặc sản của vùng Thanh Sơn – Phú Thọ với điểm khác biệt lớn là thịt lấy từ những con lợn lửng tươi sống, ướp trong thính gạo để chín tự nhiên. Hay ở Thanh Hóa cũng có món nem nướng, cũng là một dạng thịt lợn muối chua với nem thính, nhưng được gói vào lá chuối để 2 đến 3 ngày rồi đem nướng trên than hồng.
Ngoài ra, ở Quảng Nam cũng có món thịt lợn muối chua với tên gọi là Zrúa, một món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của đồng bào Cơ Tu. Điểm khác biệt là thịt lợn được phơi khô trước khi được muối chua trong hũ.
2. Nem chua Thanh Hóa
Nem chua có ở nhiều nơi nhưng về độ phổ biến và nổi tiếng thì khó nơi nào bì được với nem chua Thanh Hoá. Không chỉ là món ăn ngày tết hay làm quà, nem chua Thanh Hoá giờ đã len lỏi khắp các phố phường, làng quê và trở thành món ăn vặt được nhiều người yêu thích.
Nem chua Thanh Hoá làm từ thịt nạc mông, bì lợn thái chỉ, thính gạo, ớt, tỏi, lá ổi và bọc trong lá chuối. Sau khi gói nem khoảng 2 ngày thì nem sẽ “chín” và có mùi thơm chua dịu đặc trưng và rất hấp dẫn.
3. Bồn bồn đất Mũi Cà Mau
Bồn bồn là một loại cây họ lau sậy, thường mọc hoang trên ruộng của người nông dân miền Tây. Và họ nhanh chóng tận dụng loại cây này cho bữa ăn gia đình.
Những ngọn bồn bồn được tước bỏ lá bên ngoài, bẻ lấy lõi trắng bên trong rồi đem chẻ nhỏ, bỏ vào hũ nước gạo có pha chút muối vài ngày là ăn được.
Bồn bồn muối chua có vị đặc trưng của ruộng đồng, rất lạ miệng vì ăn vừa giống măng lại vừa giống ngó sen.
Bên cạnh ăn trực tiếp, dưa bồn bồn có thể đem xào hoặc nấu canh.
4. Dưa giá
Giá đỗ là thực phẩm thường có trong bữa ăn hằng ngày của gia đình, giúp nhuận tràng, tiêu hóa hấp thu tốt, giúp người ăn không bị đầy bụng khi ăn nhiều. Trong giá chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều vitamin, giàu protein (ngang với sữa) nhưng lượng calo lại rất thấp, thích hợp với những có chế độ ăn giảm cân. Món dưa giá này làm rất nhanh được ăn, dù nguyên liệu có vẻ nhiều hơn món dưa cải và khi ăn ngoài vì chua còn thấy vị thơm của gừng, hẹ, và vị ngọt của giá và cà rốt, hơn nữa màu sắc cũng khá bắt mắt. Nguyên liệu chuẩn bị gồm có: giá đỗ mập, hành hẹ tươi cắt khúc, cà rốt thái sợi, muối, đường, giấm, ớt, tỏi. Trộn đều giá đỗ, cà rốt, hẹ với nhau, sau đó bỏ dưa giá vào lọ sạch và đổ phần nước vừa pha vào ngập mặt giá đỗ, sau một ngày là có thể dùng được.
5. Bầu muối chua
Đây là một món ăn dân dã của người miền Trung, dùng để nấu canh cá, bóp gỏi hoặc xào tỏi đều ngon vô cùng. Miếng bầu ngâm chua chua, giòn giòn, lạ miệng đảm bảo chỉ dùng một lần sẽ khiến ta nhớ mãi luôn ấy. Nguyên liệu gồm có quả bầu, nước, muối trắng và hũ thủy tinh.
Bầu mua về để nguyên vỏ, rửa sạch, cắt đôi theo chiều dọc rồi cắt lát mỏng khoảng 0,5 cm. Trải bầu ra khay, phơi nắng to 1 ngày cho thật héo. Nấu sôi (nước + muối) cho muối tan đều. Tắt bếp, để nước muối thật nguội. Cho bầu đã phơi vào hũ, đổ nước muối vào ngập bầu. Lấy miếng nhựa gài lên miệng hũ, cho bầu luôn ngập dưới mặt nước. Để nơi thoáng mát. Khoảng 4 – 5 ngày bầu sẽ nở ra và chuyển sang màu vàng đậm là có thể dùng được. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng được lâu hơn.
10 Món Ngon Ngày Tết Việt Nam Mà Du Khách Không Thể Bỏ Qua
Với những vị khách nước ngoài, Tết Việt Nam sẽ mang đến những trải nghiệm vô cùng thú vị. Dưới đây là những món ngon ngày tết đậm đà bản sắc dân tộc mà bất cứ ai đến với Việt Nam cũng đều luôn nhớ mãi. 1. Bánh chưng
Bánh chưng là món ăn có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Dù chỉ sử dụng một vài nguyên liệu đơn giản như gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn… thế nhưng món ăn này lại mang đến hương vị vô cùng đặc biệt. Với màu xanh ngắt của lá, mùi thơm của gạo nếp, bánh chín mềm, thơm luôn để lại ấn tượng cho người lần đầu thưởng thức.
2. Bánh tét
Cùng với bánh chưng, bánh tét là một trong những món ăn không thể vắng mặt trong ngày đầu năm. Với người miền Nam, bánh tét thường sử dụng hai loại nhân khác biệt là nhân mặn (tương tự bánh chưng), hoặc nhân ngọt (nhân chuối hoặc nhân đậu xanh).
3. Mứt trái cây
Là một đất nước nhiệt đới với các loại hoa quả vô cùng phong phú, mứt trái cây hay trái cây sấy khô là một món ăn không thể thiếu được trong ngày Tết của người Việt Nam. Khi đến thăm một gia đình vào những ngày Tết, bạn sẽ đều được mời thưởng thức, nhâm nhi món ăn thú vị này.
4. Tôm chua
Tôm chua là một đặc sản nổi tiếng của Huế và cũng chính là món ăn đặc trưng trong ngày Tết tại vùng đất này. Tôm chua thường được ăn kèm với thịt ba chỉ, rau sống, chuối xanh thái lát.
5. Măng hầm giò heo
Trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc không thể thiếu được canh măng hầm giò heo. Món ăn này là sự kết hợp tuyệt vời giữa sự giòn, bùi của măng và vị béo của chân giò khiến cho món ăn ngon mà không ngán.
6. Canh khổ qua nhồi thịt
Nếu như trong mâm cỗ của người miền Bắc không bao giờ thiếu canh măng hầm giò heo thì với người miền Nam không thể thiếu canh khổ qua nhồi thịt. Món ăn này có ý nghĩa xua tan mọi khó khăn, khổ cực của năm cũ, mang lại 1 niềm vui và lạc quan, may mắn cho năm mới. Đây là món ăn tốt cho sức khỏe và mang hương vị rất riêng.
7. Giò nạc, giò thủ
Với người Việt Nam, trong mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu được một đĩa giò hoặc chả. Giò thường được thái theo khoanh, bày lên đĩa và trang trí kèm là một vài cánh hoa cà rốt. Giò cũng có rất nhiều loại khác nhau như giò nạc, giò thủ.
8. Thịt kho trứng
Thịt kho trứng cũng là món ăn truyền thống của người Việt Nam. Món ăn này thường dùng thịt ba chỉ, kho cùng trứng luộc rồi ăn kèm với dưa chua và cơm trắng.
9. Thịt đông
Thịt đông là món ăn đặc trưng của người miền Bắc. Món này được làm từ thịt ba chỉ, kết hợp cùng thịt gà, móng giò… rồi tất cả cho vào ninh nhừ. Thịt đông ăn kèm với dưa hành sẽ mang đến những ngày Tết chuẩn vị.
10. Dưa món, củ kiệu, dưa hành
Với mỗi miền lại có một món dưa đặc trưng khác nhau, mang đến những hương vị khác nhau. Với người miền Bắc, dưa hành là món ăn không thể thiếu được trong dịp Tết. Trong khi đó, người miền Trung luôn có dưa món và người miền Nam là củ kiệu. Những món ăn này có cách thực hiện khá đơn giản, tuy nhiên đều phải thực hiện trước Tết từ 5-10 ngày để có thể sử dụng được.
“Đổi Gió” Với 10 Món Ăn Nước Siêu Ngon Đất Sài Thành
Những món ăn nước khó gây cảm giác ngấy cho người dùng bởi chúng thường có vị thanh nhờ nước dùng nấu từ xương, thịt, rất ít hoặc không có dầu mỡ, dùng kèm với các loại bún, miến, bánh phở ít tinh bột hơn hẳn so với cơm gạo.
Vì vậy, những món nước thường được người Việt Nam dùng cho bữa sáng, bữa xế hoặc một bữa ăn phụ vào buổi tối mà không sợ quá no hoặc tăng cân.
1. Phở bò
Nhắc đến những món ăn nước ngon nhất thì không thể thiếu phở bò – món ăn làm rạng danh ẩm thực Việt Nam. Không phải tự nhiên mà phở bò chiếm được cảm tình của nhiều du khách nước ngoài. Nước dùng có độ ngọt tự nhiên và mang mùi thơm đặc trưng của hỗn hợp xương bò, thịt bò, hồi, quế, hành tây, thịt bò tái thật mềm hay thịt bò nạm hơi dai, một chút nước béo cho tô phở càng “đáng nhớ” hơn. Ngoài ra, tương đen, tương đỏ, chanh, thật nhiều ớt và ngò gai là những thứ đi kèm không thể thiếu của món ăn vua này.
2. Bún mắm miền Tây
Với nhiều người, bún mắm là một món khó ăn vì mùi mắm quá nồng. Tuy nhiên, một khi đã thưởng thức thì thật khó mà “kiêng” món ăn dân dã này. Là sản phẩm của sự giao thoa văn hoá ẩm thực giữa người Khmer bản địa, người miền Trung và miền Nam khẩn hoang, bún mắm miền Tây có nguyên liệu là đặc sản của 3 vùng đất này: cá, tôm, mực, cua của biển miền Trung, thịt bò, heo và các loài rau đa dạng từ miền Tây và Campuchia. Nước dùng là nước lèo mắm chưng chính là công thức “thần kì” tạo nên sức hấp dẫn khó chối từ của bún mắm miền Tây.
3. Mì hoành thánh
Mì hoành thánh xá xíu là một món ăn của người Hoa mà bí quyết của món này luôn nằm ở công thức nấu nước dùng. Những lát thịt xá xíu đỏ ngon mắt được xếp xen kẽ với mì và hoành thánh vàng ươm, hành hẹ xanh tươi mát, càng trở nên hấp dẫn hơn với vài viên tóp mỡ được chan lên trên.
4. Bánh canh cua
Không ai có thể cưỡng lại được một tô bánh canh cua với những sợi bánh canh bột lọc dai dai, nước dùng “điểm xuyết” gạch cua đỏ tươi ngon mắt, một chút hành lá và ngò xanh, thêm một ít tiêu và vài lát ớt cho một chiều mưa bất chợt cả.
5. Hủ tiếu Nam Vang
Có nguồn gốc từ “người hàng xóm” Campuchia, hủ tiếu Nam Vang cũng là một món ăn được lòng người Nam Bộ nhờ vị thanh của nước dùng, nguyên liệu hấp dẫn: tôm, gan heo, thịt heo xắt lát, tóp mỡ…
6. Bún bò Huế
Ẩm thực xứ kinh kì luôn có một sức hấp dẫn mãnh liệt không chỉ với người Việt Nam mà cả du khách nước ngoài. Bún bò Huế – một món ăn của Huế nổi tiếng khắp đất nước Việt Nam – cũng là một “nhân vật đáng gờm” trong bảng xếp hạng những món ăn nước ở Sài Gòn.
Một tô bún bò “chuẩn men” là phải có nước dùng màu đỏ đặc trưng, bún, thịt bắp bò, chả cua. Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá, rau thơm, xà lách, rau cải con, bắp chuối xắt nhỏ.
7. Bún riêu cua
Bún riêu là một món ăn có vị chua thanh, ăn mùa hè rất mát nên được người Việt Nam rất ưa thích. Có nhiều hàng quán bán bún riêu trên các đường phố, nên đây cũng là một trong những “ông hoàng đường phố” của Việt Nam.
Riêu cua là canh cua được nấu từ gạch cua, thân cua giã và lọc cùng với quả dọc, cà chua, mỡ nước, mẻ ngấu, nước mắm, muối, hành hoa. Bún riêu thường thêm chút mắm tôm để tăng thêm vị đậm đà, thường ăn kèm với rau ghém (rau diếp thái nhỏ hay cọng rau muống chẻ).
8. Canh bún
Có một điều khá lạ đời về món canh bún: Phải ăn ở những gánh hàng hoặc quầy hàng nhỏ ven đường thì mới ngon, mới cảm hết được cái đường phố trong món ăn dân dã này.
Canh bún có đầy đủ các thành phần bún, đậu phụ, riêu cua, chả…, như bún riêu. Canh bún chỉ ăn với rau muống luộc. Sợi bánh canh bún thường to hơn, nước dùng thường trong, có vị ngọt thanh. Canh bún chinh phục được mọi tầng lớp, từ các bạn sinh viên đến giới văn phòng và nội trợ.
9. Miến gà
So với nhiều món nước khác thì miến gà khá dễ làm và ngon. Nước dùng có vị ngọt thanh từ thịt và xương gà, mùi thơm thoang thoảng của hành phi, khi dùng chung với những sợi miến dai và trong suốt cộng thêm thịt gà có độ dai vừa phải sẽ mang đến cho bạn cảm giác ngất ngây khó tả, nhất là trong một buổi sáng trời mưa lành lạnh.
10. Bún sứa
Bún sứa là món ăn trứ danh của đất Nha Trang du nhập vào Sài Gòn cách đây khoảng từ 3 – 4 năm và nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dân ở đây. Cũng như các món ăn nước khác, bún sứa phải ăn nóng mới ngon. Thịt sứa sau khi được chế biến kĩ càng thì được xếp lên trên mặt bún rồi chan nước dùng lên. Đừng quên thêm một tí ớt dầu cho thật cay, cắn thêm một trái ớt hiểm thì càng ngon.
Điểm Danh Các Món Ăn Truyền Thống Ngon Ở Việt Nam
Nhiều món ăn truyền thống Việt Nam đã chinh phục không biết bao thực khách trong và ngoài nước, ghi tên mình vào danh sách những món ăn ngon trên thế giới. Đi cùng bước chân năm tháng, những món ăn này dần trở thành đặc trưng văn hóa và niềm tự hào của dân tộc Việt.
Nhiều món ăn truyền thống Việt Nam đã chinh phục không biết bao thực khách trong và ngoài nước, ghi tên mình vào danh sách những món ăn ngon trên thế giới. Đi cùng bước chân năm tháng, những món ăn này dần trở thành đặc trưng văn hóa và niềm tự hào của dân tộc Việt.
Được biết đến là nền văn minh lúa nước lâu đời, ẩm thực Việt tạo nên điểm độc đáo và ấn tượng khi sử dụng lương thực chính là lúa gạo. Điều này được minh chứng rõ nét khi phần lớn các món ăn truyền thống của Việt Nam được chế biến từ lúa gạo kết hợp với một số nguyên liệu đi kèm. Trong thời kỳ giao lưu văn hóa, ẩm thực diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, Việt Nam vẫn giữ được những món ăn quê hương với hương vị đặc trưng làm say đắm lòng người thưởng thức. Và cũng chính hương vị những món ăn này đã tạo nên ấn tượng đẹp trong lòng thực khách phương xa khi đặt chân đến đất nước hình chữ S này.
Phở là một trong những món ăn đặc sản Việt Nam được nhiều người yêu thích (Ảnh: Internet)
Là một trong những món ăn truyền thống của Việt Nam được rất nhiều người yêu thích, phở đã có mặt ở nhiều nơi trên bản đồ thế giới. Phở có nguồn gốc xuất xứ chính xác từ miền Bắc Việt Nam. Thành phần tạo nên bát phở chuẩn vị là phần bánh phở (được làm từ bột gạo), nước dùng ngọt vị (được hầm từ xương), thịt bò hoặc gà thái mỏng kết hợp với rau thơm, chanh, tương ớt và một số loại gia vị khác. Nếu trước đây, phở chỉ xuất hiện vào những dịp quan trọng như giỗ, đám, tiệc… thì hiện nay, người Việt dùng phở như món ăn sáng dinh dưỡng, quen thuộc.
Bún chả Hà Nội
Bún chả Hà Nội là món ăn truyền thống Việt Nam được nhiều du khách quốc tế đón nhận
Bún chả cũng là món ăn truyền thống Việt Nam có lịch sử lâu đời, xuất hiện ở vùng đất Hà Thành. Nếu đã từng thưởng thức qua, thực khách sẽ khó lòng quên được miếng chả thịt lợn nướng trên bếp than hoa lan tỏa hương thơm, cùng bát nước chấm hòa quyện các vị chua, cay, mặn, ngọt không thể tìm thấy ở bất cứ quốc gia nào khác. Món ăn này thường được người dân Hà Nội sử dụng vào buổi ăn trưa.
Ghé thăm vùng đất cố đô, bạn cũng không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức bát bún bò Huế đậm đà hương vị. Bún bò Huế thể hiện được nét đặc trưng văn hóa ẩm thực miền Trung khi sử dụng nước dùng ninh từ xương bò, dùng ít mắm ruốc, ớt hiểm tạo nên hương vị đậm đà, nồng nàn. Để món ăn thêm ngon miệng, hấp dẫn, bạn nên dùng bún bò Huế kèm với ít rau sống gồm giá, rau quế, chanh, bắp chuối, rau…
Bún bò Huế có hương vị đặc trưng của ẩm thực miền Trung
Từ Huế vượt đèo Hải Vân, bạn cùng đến vùng đất Quảng Nam, Đà Nẵng để tận hưởng bát cao lầu chuẩn vị. Món ăn này ra đời vào thế kỷ XVII – thời kỳ phát triển phồn hoa của thành phố cổ Hội An. Dù đi qua năm tháng, thế nhưng với sự cố gắng của những bàn tay tận tâm của người dân nơi đây, cao lầu vẫn giữ nguyên vẹn hương vị như thuở ban đầu. Cao lầu có sợi mì màu vàng dùng cùng với tôm, thịt heo, các loại rau sống và ít nước dùng.
Cao lầu là món đặc sản nổi tiếng của vùng đất Quảng Nam, Đà Nẵng (Ảnh: Internet)
Còn đó rất nhiều các món ăn truyền thống của Việt Nam ở những mảnh đất tỉnh thành khác đang chờ bạn khám phá như hủ tiếu Nam Vang, bánh hỏi, bánh chưng, bánh xèo… Bạn cũng có thể tham gia ngay lớp học nấu ăn của Dạy nấu ăn Gia đình, Mở quán ®™ bằng cách điền thông tin vào form bên dưới. Tại đây, bạn sẽ được học hỏi nhiều công thức chế biến món Việt ngon, chuẩn vị tựa như đang thực hiện một chuyến du lịch trong gian bếp vậy.
Bạn đang xem bài viết 10 Món Muối Chua Cực Ngon Có Một Không Hai Ở Đất Nước Việt Nam Xinh Đẹp trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!